xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tái cấu trúc mạnh mẽ

Lê Đăng Doanh

Cần xây dựng chương trình cải cách tổng thể, có bộ máy chỉ đạo và điều hòa phối hợp chung thay vì các đề án tái cấu trúc từng lĩnh vực riêng biệt, rời rạc

Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức với sự trợ giúp của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) diễn ra tại TP Đà Nẵng trong 2 ngày 8 và 9-4 vừa qua đã nghe, thảo luận 30 bản báo cáo cùng 40 lượt ý kiến phát biểu rất thẳng thắn, chất lượng về tình hình kinh tế nước ta. Đây là sự kiện quan trọng nhằm chuẩn bị cho kỳ họp của Quốc hội vào tháng 5-2012.

Chưa nhất quán về tình hình kinh tế

Về tình hình kinh tế, có 2 luồng ý kiến đánh giá khác nhau với khoảng cách khá xa nhau, có lúc trái ngược: Một luồng cho rằng nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn khó khăn hơn năm 2011; tăng trưởng đình trệ và lạm phát cao; sức mua trong nước giảm sút và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn; số doanh nghiệp (DN) đình chỉ hoạt động hoặc tuyên bố phá sản cao hơn bao giờ hết; việc làm, thu nhập của người lao động bị giảm sút; đời sống người dân ở thành thị và nông thôn thêm vất vả. Đáng chú ý, đại điện Tập đoàn Than - Khoáng sản cho rằng năm 2012 chưa phải là đáy mà trong năm tới có thể sẽ còn khó khăn hơn.

Luồng ý kiến ngược lại nhấn mạnh những chuyển biến tích cực của nền kinh tế như lạm phát đang được kiểm soát và thấp hơn nhiều so với năm trước, lãi suất đã bắt đầu giảm, sản xuất công nghiệp có xu thế hồi phục…

Chưa có kết luận cuối cùng cho 2 luồng ý kiến nói trên.

Hai đóng góp quan trọng

Diễn đàn đã tập trung bàn chi tiết về tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó thảo luận sâu vấn đề tái cấu trúc các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước, tái cấu trúc đầu tư công và tái cơ cấu hệ thống tài chính - tiền tệ. Nhiều vấn đề mới đã được đề ra để Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới.

Các đại biểu đã nhất trí cao, yêu cầu phải bổ sung cải cách thể chế, bao gồm cải cách bộ máy, luật pháp, phương thức hoạt động của bộ máy Nhà nước vào một chương trình tổng thể về đổi mới và cải cách để có thể tiến hành tái cấu trúc kinh tế có hiệu quả. Rõ ràng, không thể cải cách tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước nếu không thay đổi bộ máy của các bộ, các quy chế về đầu tư, đấu thầu...
Cũng không thể tái cấu trúc đầu tư công nếu không làm rõ chế độ trách nhiệm trong đầu tư công, trách nhiệm giải trình trong hệ thống Nhà nước, kể cả vấn đề phân cấp giữa Trung ương và địa phương, ban hành Luật Đầu tư công... Không thể tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại mà không cải cách chức năng, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, tăng cường các thể chế giám sát cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đó.
img
Các doanh nghiệp đang hướng mạnh đến tái cấu trúc bộ máy, chiến lược kinh doanh...
Trong ảnh: Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Savimex - thành viên của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA). Ảnh: Tấn Thạnh
Trên hết, cần tăng cường vai trò và hiệu lực giám sát của Quốc hội đối với hoạt động của Chính phủ và bộ máy Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc quyền lực phải được giám sát để phục vụ đất nước, khắc phục “tư duy nhiệm kỳ” và “lợi ích nhóm”. Có thể coi đây là một đóng góp quan trọng của Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2012.
Đóng góp quan trọng thứ hai của diễn đàn là đề nghị Quốc hội thông qua một chương trình cải cách tổng thể, có bộ máy chỉ đạo và điều hòa phối hợp chung chứ không phải các đề án tái cấu trúc từng lĩnh vực riêng biệt và rời rạc.
Các ý kiến thảo luận đã chỉ rõ những lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ và tương tác lẫn nhau giữa tái cấu trúc đầu tư công với tái cấu trúc DN Nhà nước cùng hệ thống ngân hàng thương mại. Từ đó, có ý kiến đề nghị xây dựng một chương trình cải cách tổng thể có thứ tự ưu tiên, lộ trình và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lĩnh vực liên quan được điều hành bởi một ban chỉ đạo chuyên trách, có sự tham gia của các bộ, ngành.

Cần vốn “mồi” của Nhà nước

Câu hỏi được nêu nhưng chưa có đáp án là cần bao nhiêu chi phí để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, DN Nhà nước và số tiền đó được huy động từ đâu? Kinh nghiệm các nước cho thấy Nhà nước cần ứng một số vốn nhất định để giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại, của hệ thống bất động sản và số lượng lớn DN nhỏ và vừa đang bị “chết oan” vì thiếu vốn và lãi suất quá cao.
Số vốn “mồi” hay bắc cầu này sau đó có thể được thu hồi, thậm chí còn có lãi nếu như công cuộc cải cách thành công. Về nội dung này, đại diện IMF tại Việt Nam có đưa ra một số gợi ý rất đáng để các cơ quan hoạch định chính sách tham khảo, tính toán và trình Quốc hội xem xét.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo