xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điêu đứng vì tôm chết

Bài và ảnh: Xuân Thạnh

Người nuôi tôm ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và Bến Tre đang điêu đứng khi tôm chết hàng loạt vì mắc nhiều dịch bệnh

Gần 3.400 hộ nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh đang đứng trước những tín hiệu bất lợi khi loài này mắc nhiều dịch bệnh, làm hơn 300 triệu con tôm giống chết. Điều đáng nói là tôm chết đều ở những vùng nuôi theo hình thức công nghiệp và bán công nghiệp, giai đoạn từ 15 - 45 ngày tuổi. Trong đó, huyện Cầu Ngang là địa phương bị thiệt hại nặng nhất, tập trung ở các xã Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Tây, Hiệp Mỹ Đông, Thạnh Hòa Sơn…

Ông Dương Tấn Đởm, quyền Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Cầu Ngang, cho biết huyện này có 5.780 hộ thả nuôi 628.437.000 con tôm giống trên diện tích 3.978 ha. Hiện nay, tình trạng tôm chết vì dịch bệnh đang được các nhà chuyên môn và chính quyền địa phương nghiên cứu nhưng nguyên nhân một phần do bà con thả nuôi trước lịch thời vụ quá sớm để bán được giá.

img
Ông Nguyễn Văn Gấm (ngụ ấp Ba, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang - Trà Vinh) buồn rầu bên ao tôm
Ấp Tư là một trong những khu vực bị thiệt hại nặng nhất ở xã Mỹ Long Nam, với mức độ 90% và hầu hết tôm chết có liên quan đến bệnh gây hoại tử gan, tụy. Tại ấp Ba của xã Mỹ Long Nam, tình trạng tôm chết cũng diễn ra khá trầm trọng. Ông Nguyễn Văn Gấm (ngụ ấp Ba) thả nuôi 800.000 con tôm giống từ ngày 6-3 trong 4 ao với tổng diện tích 8.000 m2. Thế nhưng hiện nay, cả 4 ao tôm của ông đều bị thiệt hại 100%.“Tôi thả tôm giống khoảng 20 ngày thì thấy phát triển rất nhanh nhưng hơn một tháng sau đều tấp vào bờ và chết hàng loạt. Nhìn mà phát khóc!” - ông Gấm rầu rĩ.

Theo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre, tổng diện tích thả giống tôm biển đạt 1.605 ha, trong đó tôm sú 876 ha, tôm chân trắng 729 ha. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng tôm chết trên nhiều địa phương với diện tích thiệt hại là 259 ha, chiếm hơn 16% diện tích thả nuôi. Tôm chết vào khoảng 15 - 45 ngày tuổi, chủ yếu do bệnh đốm trắng, hoại tử gan, tụy. Bị thiệt hại nhiều nhất là các xã Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận (huyện Ba Tri); Phú Long, Bình Thắng, Bình Thới, Thạnh Phước, Thạnh Trị và thị trấn Bình Đại (huyện Bình Đại).

Ở tỉnh Sóc Trăng, tuy tình hình dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát nhưng vẫn có một số khu vực, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại cục bộ lên đến 40% - 50% như các xã Hòa Đông, Trung Bình, Liêu Tú… của huyện Trần Đề.

Nhiều giải pháp hạn chế thiệt hại

Trước thực trạng trên, các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và Bến Tre đã thực hiện nhiều giải pháp để hạn chế thiệt hại cho người nuôi tôm. Trong đó, tổ chức nhiều buổi tập huấn để tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi trong khâu xử lý, không vội thải nguồn nước trong các ao tôm bị thiệt hại ra kênh, mương công cộng.
Đồng thời, người nuôi tôm không nên tiếp tục thả nuôi con giống đợt 2 trong thời điểm này, khi môi trường tự nhiên còn ô nhiễm nghiêm trọng.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo