xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện những “ông già”

Bài và ảnh: PHAN ANH

Bài học từ những vị lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam thời kháng chiến vẫn còn nguyên giá trị trong thời bình

Đại tá, bác sĩ Lê Hồng Quang (Sáu Quang) là một trong số ít cán bộ được phục vụ nhiều “ông già” - cách gọi thân thương của chiến sĩ, cán bộ dành cho một số vị trong Ban Thường vụ Trung ương Cục miền Nam (TƯCMN), như: Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh), Sáu Dân (Võ Văn Kiệt), Hai Văn (Phan Văn Đáng), Hai Hậu (Trần Lương)...

Hết mình, cẩn thận dù việc nhỏ

Mỗi khi nhớ lại chuyến vượt Trường Sơn năm 1973 từ Bắc vào Nam với ông Mười Cúc, ông Sáu Quang vẫn còn cảm giác điếng người. Lần đó, khi về đến căn cứ, ông Mười Cúc bảo: “Cậu đưa ngay cho tôi nghị quyết của Bộ Chính trị”. “Tôi ngớ người vì chưa nghe chú Mười nói đến nghị quyết nào cả. Lấy lại bình tĩnh, tôi thưa: “Cháu chưa thấy nghị quyết ấy bao giờ”. “Cậu nói lạ! Chính tôi giao cho cậu giữ mà” - chú Mười quả quyết. Lần đầu tiên trong đời tôi dám “cãi” lại chú Mười quyết liệt nhưng “ông già” vẫn nghiêm khắc: “Chính tôi trực tiếp giao cho cậu một gói, dặn kỹ phải giữ gìn cẩn thận” - ông Sáu Quang kể.

img
Đại tá, bác sĩ Lê Hồng Quang và vợ
Thì ra, trên đường đi, ông Mười Cúc có đưa cho ông Sáu Quang một bọc đồ, bảo giữ vì trời mưa tầm tã. Không biết bên trong là gì nhưng ông vẫn bọc thêm mấy lớp ni lông và mang theo không rời. “Nghe chú Mười hỏi nghị quyết của Bộ Chính trị mà tôi điếng hồn, lỡ mất chắc “tru di cửu tộc” cũng không hết tội vì lộ cả kế hoạch tổng tiến công năm 1975. Qua chuyện đó, tôi càng thấm thía lời “ông già” từng khuyên: “Làm bất cứ việc gì cũng phải cẩn thận, hết mình, dù là chuyện nhỏ”. Bài học đó rất có ích đối với những người làm nghề y như tôi. Đến giờ, tôi vẫn dạy con cháu điều đó” - ông Sáu Quang đúc kết.

Trong sinh hoạt đời thường, ông Mười Cúc luôn là tấm gương sống giản dị, nề nếp, luôn quan tâm đến cấp dưới... Cũng trong chuyến vượt Trường Sơn năm 1973, đi đường mệt mỏi, có khi 1-2 giờ sáng mới đến binh trạm nên nhiều cán bộ, chiến sĩ trẻ thường lười mắc mùng khi ngủ. “Chú Mười luôn để ý kiểm tra, bảo tôi nhắc nhở anh em phòng bệnh từ việc ăn uống đến nghỉ ngơi, ngủ phải mắc mùng… Đó là biểu hiện của tình thương, cũng là phong cách gần gũi, quan tâm đến mọi sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ khiến ai cũng xem chú Mười như người cha” - ông Sáu Quang xúc động.

Khó “giàng trời”

Năm 1967, ông Sáu Quang được điều động về chăm sóc sức khỏe cho các “ông già” ở TƯCMN. Vừa nhận nhiệm vụ mới, ông Sáu Quang đã được anh em rỉ tai nhắc rằng ở Thường vụ TƯCMN có một số “ông già” khó “giàng trời”, nhất là ông Mười Cúc, kế đến là ông Hai Văn, Phó Bí thư Thường trực TƯCMN.

“Lần gặp đầu tiên, anh Hai Văn vui vẻ hỏi tôi dồn dập: “Cậu có vẻ trắng trẻo, thư sinh, vậy đã ngấm mùi sốt rét rừng chưa? Chắc là đi Trường Sơn lãnh đủ ve, vắt, muỗi, mòng rồi hả?”, rồi dặn: “Đừng ỷ là thầy thuốc rồi chủ quan nghe”…, làm tôi thấy anh chẳng có gì khó tính cả” - ông Sáu Quang kể.

Trong quá trình công tác, được gần gũi, tiếp xúc nhiều với ông Hai Văn, ông Sáu Quang càng nhận rõ “ông già” này rất cẩn thận, kỹ lưỡng, có lẽ vì vậy mà ai làm việc hời hợt, thiếu cẩn trọng thường bị rầy la, “giũa te tua” nên cho là ông khó. Tuy nhiên, dù ngán sợ nhưng ngẫm lại, cán bộ, chiến sĩ ai cũng hiểu rõ do thương cấp dưới nên ông mới dạy dỗ đến nơi, đến chốn như vậy.

“Có lần, anh Sơn Hà - bác sĩ phụ trách sức khỏe cho anh Hai Văn - kể với tôi: “Mình mới bị “ông già” quở. Mình khám cho thủ trưởng xong, vừa quay sang cuốn mùng, xếp chăn gối thì bị ông la: “Anh lo thuốc men, việc đó không phải của anh. Anh làm vậy mấy đứa cần vụ ỷ lại, không tốt đâu!”. Tôi cũng như nhiều anh em kề cận phục vụ anh Hai Văn đều được quan tâm dạy dỗ, uốn nắn như người anh khó tính. Thế nhưng, khi anh đi xa rồi, chúng tôi vẫn nhớ mãi với nhiều ấn tượng sâu đậm, không thể nào quên” - ông Sáu Quang tâm sự.

Dám nghĩ, dám làm

Trong chuyến vượt Trường Sơn năm 1973, tại một binh trạm, hai đoàn Nam - Bắc gặp nhau. Bữa cơm dã chiến thân mật hôm ấy, ông Sáu Quang được ngồi cạnh ông Sáu Dân, khi đó là Bí thư Khu ủy T3 (miền Tây Nam Bộ).
Nhận thấy ông Sáu Dân dường như có tâm tư, sáng hôm sau, khi ông dậy sớm tập thể dục, Sáu Quang lẽo đẽo theo sau và biết ông bồn chồn, lo lắng việc gì đó chứ không phải do sức khỏe.
Khi ông Sáu Quang dò hỏi chuyện 2 đoàn gặp nhau là ngẫu nhiên hay có hẹn trước, ông Sáu Dân bức xúc: “Đoàn phía Bắc vào để triển khai “5 cấm chỉ” (cấm tấn công địch, cấm đánh địch đi càn quét, cấm bắn pháo vào đồn địch, cấm bao vây đồn địch, cấm xây dựng ấp - xã chiến đấu - PV).
Không lẽ tình hình này mà mình lại chịu để cho địch lấn đất, lấn dân à? Không có chuyện đó ở T3 đâu! Tao sẽ điện về cho anh Sáu Nam (Lê Đức Anh, Tư lệnh T3) và khu ủy ra lệnh cho binh vận khu không phổ biến chủ trương này!”.

“Lúc đó, tôi càng hiểu thêm về tính quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của “ông già”. Điều ấy thể hiện rõ ở các cương vị, trọng trách trong cuộc đời hoạt động cách mạng của chú Sáu Dân” - ông Sáu Quang ngưỡng mộ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo