xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lấy đất rừng biếu “quan” huyện

Bài và ảnh: QUANG NHẬT

Để tạo mối quan hệ, chủ tịch xã đã chỉ đạo lấy trên 60 ha rừng để biếu lãnh đạo và cán bộ huyện. Ông này và nhiều cán bộ xã còn chiếm đất của dân, lấy gạo cứu trợ lũ lụt bán lấy tiền đi du lịch

Sự việc xảy ra từ năm 2005 và kéo dài đến nay khiến người dân xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế rất bức xúc nên đã đâm đơn tố cáo.

23 hay 54 người?

Theo đơn tố cáo, vào năm 2006, sau khi 100 ha đất lâm nghiệp 178 được Vườn Quốc gia Bạch Mã giao lại cho UBND xã Hương Phú quản lý để chia cho dân, ông Nguyễn Ngọc Thuận, Chủ tịch UBND xã, đã trích một phần để biếu các “quan” huyện nhằm tạo mối quan hệ cho địa phương.

img

Khu rừng được ông Nguyễn Ngọc Thuận biếu các “quan” huyện

Kết luận thanh tra của UBND huyện Nam Đông ngày 5-3 đã xác nhận việc ông Thuận và chính quyền xã Hương Phú lấy đất rừng để biếu “quan” huyện là có thật. Cụ thể, trong các năm 2006 - 2008, ông Thuận đã xét cấp cho một tập thể và 23 cá nhân quản lý, sử dụng 61,6 ha đất lâm nghiệp. Việc cấp đất này căn cứ vào biên bản họp hội đồng đăng ký đất xã Hương Phú.

Trong danh sách những người được biếu đất có ông Trần Xuân Bình (Bí thư Huyện ủy Nam Đông) với 1,6 ha, ông Nguyễn Thanh Kiếm (nguyên chủ tịch UBND huyện Nam Đông, hiện là Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Thừa Thiên - Huế) - 3,5 ha, ông Lê Đăng Huề (Chánh Thanh tra huyện Nam Đông) - 1 ha, ông Hồ Đính (Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Nam Đông) -
0,7 ha… Nhiều cán bộ lãnh đạo huyện ủy đã về hưu, cán bộ kiểm lâm, công an và một số phòng, ban của huyện cũng có phần.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Công Quyết, Bí thư Đảng ủy xã Hương Phú, quá trình rà soát cho thấy có đến 54 cán bộ huyện đã được ông Thuận biếu đất chứ không dừng lại ở con số 23 như kết luận thanh tra của UBND huyện Nam Đông.

Ông Ngô Văn Chiến, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông, khẳng định việc cấp đất cho các cán bộ huyện là trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, sai phạm này thuộc về ông Thuận chứ không phải những người nhận đất. “Từ gợi ý của ông Thuận và cán bộ xã Hương Phú, các lãnh đạo, cán bộ huyện mới nhận đất” - ông Chiến nói.

Ngoài ra, ông Thuận còn “bật đèn xanh” cho 4 cán bộ và 4 giáo viên xã Hương Phú, 3 cán bộ kiểm lâm cùng một cán bộ huyện Nam Đông lấn chiếm trên 15 ha đất lâm nghiệp. Điều này khiến người dân cũng đua nhau phá rừng làm rẫy tràn lan.

Chỉ bị cảnh cáo về mặt Đảng

Theo kết luận thanh tra, ông Thuận còn có hàng loạt sai phạm khác, như: huy động lực lượng chặt phá khoảng 7,45 ha keo của người dân khi chưa thông báo; thu hồi 5 ha đất khi chưa có quyết định rồi phân lô bán nền và cấp cho người thân; bán 3 tấn gạo cứu trợ lũ lụt năm 2007 để lấy kinh phí cho nhiều người đi du lịch…

Tại buổi đối thoại giữa UBND huyện Nam Đông với 11 người có đơn tố cáo mới đây, hầu hết người tố cáo đều cho rằng kết luận thanh tra đã bỏ sót nhiều sai phạm của ông Thuận, việc xử lý cũng quá nhẹ. Ông Mai Xuân Điếm, một người tố cáo, đơn cử vụ việc vào năm 2007, ông Thuận đã thuê hàng chục người lên đèo La Hy để chặt phá rừng nhằm chiếm đất.
Ông Điếm và những người tố cáo đã quay phim, chụp ảnh cung cấp cho Thanh tra huyện Nam Đông nhưng kết luận thanh tra khẳng định không có việc ông Thuận lấy đất rừng tại đây. “Ngay cả chánh thanh tra và cán bộ cao nhất của huyện Nam Đông cũng được ông Thuận biếu đất rừng thì sao có thể làm sáng tỏ tất cả sai trái của ông này?” - ông Điếm nghi vấn.

Với hàng loạt sai phạm nhưng đến nay, ông Thuận chỉ bị cảnh cáo về mặt Đảng, ghi vào hồ sơ và thuyên chuyển công tác làm nhân viên Phòng Nội vụ huyện Nam Đông. Vậy nhưng, ông Ngô Văn Chiến khẳng định mức kỷ luật như vậy là phù hợp. “Vấn đề kỷ luật là do tập thể quyết định, hình thức kỷ luật dựa trên những sai phạm của ông Thuận cũng như xem xét các cống hiến của ông” - ông Chiến lập luận.

Lấy đất của dân cấp cho người thân

Năm 2008, sau khi được UBND huyện Nam Đông phê duyệt, ông Nguyễn Ngọc Thuận đã thu hồi 5 ha đất nông nghiệp ở thôn Hà An để chuyển đổi qua đất định cư. Tuy nhiên, sau đó, ông Thuận lại phân thành 22 lô, trong đó 17 lô dùng để đấu giá thu tiền, 5 lô cấp cho người thân và cán bộ xã.

“Đây là đất sản xuất của chúng tôi khai hoang từ năm 1975. Trong khi nhiều người dân chưa có đất ở thì chính quyền xã lại đem cho bà con, họ hàng” - ông Mai Xuân Điếm bức xúc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo