xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Làm rõ việc nhà báo bị đánh trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang

Tin-ảnh: Bảo Trân

(NLĐO)- Khẳng định 2 nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long tác nghiệp đúng pháp luật trong vụ cưỡng chế ở huyện Văn Giang – tỉnh Hưng Yên ngày 24-4, VOV đã có văn bản gửi công an tỉnh Hưng Yên yêu cầu làm rõ vụ việc 2 nhà báo này bị đánh.

Ngày 8-5, Trưởng ban Thư ký biên tập và thính giả - Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Nguyễn Lan Hương cho biết, tại buổi cưỡng chế thu hồi đất ở huyện Văn Giang ngày 24-4 vừa qua, 2 nhà báo của VOV là Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long đã bị một số công an đánh tại Nhà văn hoá thôn 1, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang khi đưa máy ảnh cá nhân lên quay một số cảnh.

 

img
2 nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (trái) và Hán Phi Long (phải) thuật lại vụ việc
 
Trước đó, lãnh đạo VOV đã cử nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (SN 1970), Trưởng phòng và Hán Phi Long (SN 1979), phóng viên Phòng Phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế - Trung tâm tin (VOV) - đến xã Xuân Quan để đưa tin về vụ cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan để thực hiện dự án  Khu đô thị Thương mại và du lịch Văn Giang.

 

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ cho biết, Hội Nhà báo đang tiếp tục lắng nghe và tiếp xúc với các bên liên quan (cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên, 2 phóng viên bị đánh và VOV) để nắm rõ toàn bộ sự việc. “Liên Chi hội nhà báo VOV đã có công văn gửi Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị phối hợp giải quyết và lên tiếng về việc này. Hội Nhà báo Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ hội viên và quyền hành nghề hợp pháp của họ” – ông Huệ khẳng định. Ông cho hay, Hội Nhà báo đang chuẩn bị có văn bản gửi UBND tỉnh Hưng Yên và Công an tỉnh Hưng Yên về vụ việc này. 

 
Sau khi bị đánh tại xã Xuân Quan, theo tường trình, công an đưa 2 nhà báo về cơ quan Công an huyện Văn Giang lấy cung, thu thẻ nhà báo, thẻ đảng viên, thẻ hội viên hội luật sư của nhà báo Nguyễn Ngọc Năm, máy ảnh… Đến 15 giờ 30 cùng ngày 24-4, 2 nhà báo mới được thả về và kèm theo lời xin lỗi miệng. Anh Hán Phi Long phải xin nghỉ 2 tuần để điều trị các vết thương.  

 

Bà Nguyễn Lan Hương khẳng định: “Hai nhà báo đã thực hiện đúng quy định và tác nghiệp ở những nơi không phải là hiện trường vụ cưỡng chế để tác nghiệp”. Trong khi đó, tại cuộc họp báo chiều 23-4 (trước vụ cưỡng chế 1 ngày), lãnh đạo tỉnh Hưng Yên đã thông báo là báo chí được tới những nơi không phải là hiện trường vụ cưỡng chế để tác nghiệp.

 

Bà Nguyễn Lan Hương cho biết, ngày 3-5, Trung tâm Tin – VOV đã có văn bản gửi Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên đề nghị làm rõ vụ việc. Bên cạnh đó Liên Chi hội nhà báo VOV đã có văn bản gửi Hội Nhà báo Việt Nam. Ngày 8-5, VOV đã có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và truyền thông về vụ việc này.

 

“Sự việc xảy ra đã nửa tháng nhưng đến nay Công an tỉnh Hưng Yên vẫn chưa có một động tác nào cả việc trả lời hay chưa trả lời” – bà Hương cho biết.

 

Trao đổi với Báo Người Lao động, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long xác nhận việc bị đánh và nói: “Trên mạng Internet lan truyền một clip về cảnh 2 thanh niên mặc áo sơ mi, đội mũ bảo hiểm bị những người mặc thường phục đeo băng đỏ và cả sắc phục công an đánh chính là chúng tôi. Clip đó phản ánh đúng những gì xảy ra với chúng tôi vào sáng 24-4 tại xã Xuân Quan. Không có sự dàn dựng hay giả tạo nào trong đó cả”.

 

img
Xác nhận người bị đánh trong clip (áo trắng đội MBH trắng) chính là nhà báo của VOV - Ảnh cắt từ clip
 
Nhà báo Hán Phi Long cho biết, khi anh được người dân đưa về trạm xá, máu đang chảy đầy mặt. Nhân viên y tế xác định anh Long bị rách môi ngoài, dập môi trong, vùng mặt phù nề với kích thước 4x4cm, ngực phải đau tức.

 

“May mắn là khi đó cả hai anh em đều đội mũ bảo hiểm không thì không biết hậu quả đến đâu vì họ dùng dùi cui đánh” – nhà báo Long nói. Sau sự cố ngày 24-4, anh Long phải nghỉ gần 2 tuần để chữa trị vết thương và mới quay trở lại làm việc vào ngày 7-5.

 

Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cho biết, thoạt tiên anh thấy một người đeo băng đỏ giật máy ảnh của nhà báo Long và khoảng gần chục người dùng dùi cui, gậy vụt vào người, liên tiếp đấm đá anh Long.  

 

“Thấy Long ôm bụng gục xuống, tôi chạy lại phía lực lượng cưỡng chế và hét lên nhiều lần: “Chúng tôi là nhà báo đang làm nhiệm vụ, sao các anh lại đánh chúng tôi?”. Nhưng những người này không những không nghe mà còn vặn hai tay tôi về phía sau, dùng gậy, dùi cui đánh vào người, đấm đá vào mặt, vào ngực và chửi thề…” – nhà báo Nguyễn Ngọc Năm thuật lại.

 

Ngày 8-5, phóng viên Báo Người Lao động đã liên lạc điện thoại với Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên Trần Huy Ngạn nhưng không thể liên lạc. Còn Chánh Văn phòng Công an tỉnh Hưng Yên Nguyễn Xuân Hiếu xác nhận đã nhận được công văn của VOV nhưng từ chối trả lời cụ thể.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo