xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không lý giải được “giá trị” của cây sưa!

BẢO TRÂN

Các nhà khoa học lâm nghiệp khẳng định cây sưa thuộc gỗ nhóm 2, là loại cây có giá trị bình thường, không quá đặc biệt và không thể lý giải tại sao lái buôn Trung Quốc lại mua với mức giá trên trời

Việc cây sưa (hay còn gọi là cây huê) đang bị săn lùng từ thành thị đến nông thôn, lên tới rừng xanh và được đồn thổi mức giá bán lên tới vài chục triệu đồng/kg đang làm dư luận thắc mắc không biết giá trị thực của nó như thế nào.

Gỗ sưa là loại gỗ thường

TS Ngô Út, Viện trưởng Viện Điều tra Quy hoạch rừng (Bộ NN-PTNT), cho biết có tin đồn cây sưa sau khi nhập về Trung Quốc được tán nhỏ ra rồi bỏ vào quan tài để chôn người chết, làm đồ mộc gia dụng cho nhà giàu… Những chuyện đồn về gỗ sưa có liên quan đến giá trị tâm linh mà điều này thì nhà khoa học không thẩm định được.
img
Cây sưa cho hoa rấ đẹp nên được trồng ở các đường phố đô thị. Ảnh nhỏ: Một cây sưa con. Ảnh: ĐÔNG BẮC
Thực hư chuyện cây sưa có giá đắt như vàng không biết đến đâu nhưng nhiều năm qua nhiều người đang đổ xô săn lùng loại cây này. Theo TS Ngô Út, cây sưa chỉ là loại cây gỗ nhóm 2 và thường chỉ dùng làm bàn ghế, lọ lục bình hoặc kèo cột trong nhà.

Nhận xét về gỗ sưa, ThS Đỗ Văn Bản, Trưởng Phòng Tài nguyên thực vật - Viện Khoa học Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), cho rằng gỗ sưa thường được người dân dùng làm nhà và giá trị chỉ được “thổi” lên khi có thông tin lái buôn Trung Quốc thu gom với giá rất cao. Về mặt chịu lực, gỗ sưa không bằng cây gỗ nhóm 1 như lim, gụ…, sưa thuộc loại gỗ đẹp nhưng vẫn đứng sau gỗ trắc và người dân coi là loại gỗ thơm nhưng không được ưa chuộng như gỗ giáng hương.

TS Ngô Út và ThS Đỗ Văn Bản cùng cho biết giá trị thực sự của gỗ sưa đến đâu vẫn là câu hỏi lớn khó lý giải. Theo ông Bản, có thông tin sau khi xuất sang Trung Quốc, gỗ sưa được cán nhỏ ra để làm ván dăm, vì thế có nhiều vụ bắt giữ vận chuyển gỗ lậu có cả mạt cưa, phôi bào gỗ sưa.

Điều lạ, theo TS Ngô Út, là đối với loại gỗ nhóm 2 thì phải 40-45 năm mới khai thác nhưng gỗ sưa đang được thu mua thì chỉ cần đường kính 20 cm (tương đương với 20 năm tuổi) là được.

Nguy cơ mất một loài cây

TS Ngô Út cho biết đến thời điểm này chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về giá trị của gỗ sưa. TS Ngô Út bày tỏ sự băn khoăn về việc lái buôn Trung Quốc mua gỗ sưa với giá “khủng”, số lượng lớn chắc họ phải nắm rõ được trong loại gỗ này có chất gì đó đem lại giá trị kinh tế rất lớn hoặc mục đích “đặc biệt” nào đó.

img

Theo ông Út, cho đến nay, Viện Điều tra Quy hoạch rừng chưa có đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu một loại cây nào, do vậy, số lượng và diện tích cây sưa tại các cánh rừng ở Việt Nam là bao nhiêu cũng không thể biết chính xác. Hiện Cục Kiểm lâm cũng chưa đặt ra việc cần làm rõ nguyên nhân vì sao loại cây này bị khai thác ồ ạt và giá trị thực của nó đến đâu.
Còn ThS Đỗ Văn Bản cho biết sau khi tiến hành “giải phẫu” gỗ sưa, đặc điểm nổi trội của nó so với nhiều loại gỗ khác là có tỉ lệ chất chứa (chất tích tụ trong mạch gỗ) rất lớn. Ngoài ra, mùi của gỗ sưa rất thơm như gỗ giáng hương, nếu dùng để đóng bàn tủ thì cho mùi thơm thoang thoảng.
Sau một thời gian thì hết mùi nhưng nếu chẻ hoặc bào gỗ ra thì vẫn còn mùi thơm bên trong. Tuy nhiên, theo ông Bản, cho đến nay vẫn chưa có cơ quan, cá nhân nào nghiên cứu sâu về giá trị của chất chứa này. Điều bất lợi hiện nay, theo ông Bản, là Việt Nam chưa có phòng thí nghiệm nào có đủ công nghệ để phân tích sâu hơn về mạch phân tử trong thành phần của tinh dầu, cấu trúc bên trong của gỗ, thực vật nói chung và thường phải đưa ra nước ngoài phân tích, nghiên cứu mà chủ yếu là đưa sang Trung Quốc. “Vì thế, chắc đến khi Trung Quốc thu mua hết gỗ sưa thì họ mới tiết lộ chiết xuất được chất gì từ loại gỗ có giá mua trên trời này” – ông Bản nói.

Dưới góc độ bảo vệ tài nguyên rừng, TS Ngô Út cho biết việc khai thác ồ ạt gỗ sưa không phải thảm họa cho tài nguyên sinh thái rừng vì số lượng cây sưa cũng có hạn và phân tán, không tập trung nhưng với tốc độ khai thác như hiện nay có thể dẫn đến nguy cơ làm biến mất một loài thực vật.

Nhiều nơi đã trồng cây sưa

ThS Đỗ Văn Bản cho biết gỗ sưa nằm trong nhóm họ trắc nên có giá trị về gỗ thông thường, vì thế đã có nhiều nơi người dân trồng loại cây này để lấy gỗ như Yên Bái, Tam Đảo – Vĩnh Phúc, Bình Phước, Lâm Đồng… Loại cây sưa dễ trồng và sau 20 năm cây sẽ có lõi để có thể khai thác.

Theo TS Ngô Út, nhiều đô thị đã trồng cây sưa trên các đường phố vì có tán xanh, rộng và cho hoa trắng đẹp. Cây sưa rất dễ trồng ở nhiều loại đất khác nhau từ đồi núi đến đồng bằng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo