xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Bệnh lạ” bùng phát trở lại

Bài và ảnh: NIÊM HÀ

Chỉ tính riêng từ đầu tháng 5 đến hết ngày 12-5, trên địa bàn huyện Ba Tơ - Quảng Ngãi đã có thêm 53 trường hợp mắc bệnh mới, trong đó có 2 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc “bệnh lạ” lên 232 ca và 21 trường hợp tử vong

Sau một tuần lắng dịu thì từ đầu tháng 5 đến nay, dịch “bệnh lạ” có dấu hiệu bùng phát trở lại. Trung bình mỗi ngày có hơn 3 người mắc bệnh. Mặc dù đích thân Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã vào tận “rốn dịch” thị sát và sau đó bộ này đưa ra phác đồ điều trị bệnh mới.

Điều đặc biệt, tại rốn dịch xã Ba Điền, “bệnh lạ” không chỉ tiếp tục bùng phát ở Làng Rêu và Gò Nghênh mà đã tràn sang các thôn khác không có người mắc mới trong hai tuần qua. Cuối giờ chiều 12-5, ông Phạm Văn Út, Trưởng Trạm Y tế xã Ba Điền, xác nhận đã phát hiện thêm 2 trường hợp mắc bệnh mới là ông Phạm Văn Ưa và bà Phạm Thị Moi (cùng ngụ thôn Làng Tương).

img

Người dân thôn Làng Rêu đốt chiếu để diệt “vi trùng” có thể gây “bệnh lạ”

Không chỉ lây lan trên địa bàn xã Ba Điền, “bệnh lạ” đã tràn sang các xã từng có người mắc bệnh. Trước đây các xã Ba Vinh, Ba Ngạc, Ba Tô, Ba Xa (huyện Ba Tơ) có 10 trường hợp mắc bệnh thì đến nay tăng lên 13 ca. Cả 3 ca này đều nằm ở xã Ba Ngạc. Ông Phạm Văn Vôn, Chủ tịch UBND xã Ba Ngạc, cho biết cả 3 trường hợp trên đều có biểu hiện của hội chứng dày sừng lòng bàn tay, bàn chân và men gan tăng.

Nhiều trường hợp sau khi đi chữa bệnh ở các trung tâm y tế, bệnh viện và viện được cho là bớt bệnh trở về thì nay tái phát và nặng nề hơn, cơ thể bệnh nhân tiều tụy  và mất sức đề kháng. Lý giải điều này các chuyên gia y tế cho rằng đó là do người dân (chủ yếu là đồng bào H’re - PV) đời sống kinh tế khó khăn nên ăn uống thiếu chất dinh dưỡng trong thời gian dài dẫn đến cơ thể suy nhược và khi vào điều trị thì ăn không nổi mà chủ yếu là truyền dịch để kháng bệnh.

Không chỉ tái phát bệnh cũ mà các trường hợp này ngày càng suy kiệt, có thêm biểu hiện mới như rụng tóc, bụng sưng to, mắt mờ, ăn không được và mất sức so với thời điểm trước khi đi viện. Chị Phạm Thị Lẫy và con trai Phạm Văn Thư (8 tuổi) cho biết: “Sau 4 tháng chữa trị ở Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa về, tôi thấy người mệt mỏi, tóc rụng chỉ còn vài cọng”. Bi đát hơn là trường hợp bà Phạm Thị Ân (thôn Làng Rêu) sau gần ba tháng điều trị trở về, cơ thể trở nên “khó nhìn” hơn trước. “Bụng tôi sưng to, bác sĩ bảo bị xơ gan cổ trướng. Giờ tôi không đi điều trị nữa, ở nhà với con được ngày nào hay ngày đó thôi” - bà Ân thất vọng.

Phun hóa chất, giặt mùng màn, phát chiếu

Sáng 12-5, hàng chục cán bộ ngành y tế Trung ương và địa phương đã vào tận các thôn, bản phun thuốc khử trùng chống độc. Theo PGS-TS Triệu Minh Trung, Viện trưởng Viện Sốt rét ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn, trưởng nhóm điều tra, cho biết việc tổ chức phun khử hóa chất nhằm mục đích diệt vi khuẩn, vi trùng đang sinh sống trong nhà dân nhằm hạn chế tối đa nguy cơ các loài này gây bệnh.
Bên cạnh việc phun hóa chất, đoàn công tác của Bộ Y tế còn tiến hành vận động người dân thu hồi chiếu cũ để mang đi tiêu hủy và cấp phát chiếu mới cho người dân. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan vẫn bám thực địa tiếp tục lấy các mẫu xét nghiệm. Theo các chuyên gia y tế có mặt tại xã Ba Điền, đây là đợt điều tra dịch tễ quy mô lớn, quyết tâm tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo