Qua việc phát hiện một số bịch máu không đạt chuẩn tại Bệnhviện Đa khoa Hà Tĩnh do bị pha trực tiếp dung dịch nước muối sinh lý đẳng trương (Báo Người Lao Động ngày 31-5 đã thông tin), nhiều chuyên gia huyết học ở TPHCM lo ngại việc pha máu như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Không thể pha trực tiếp
Theo các bác sĩ (BS) chuyên khoa huyết học, nước muối sinh lý đẳng trương NaCl 0,9% được ứng dụng khá nhiều trong lĩnh vực truyền máu - huyết học.
BS Trần Minh Giao, phụ trách mảng huyết học của Bệnh viện Nhân dân Gia Định, nói khi cấp cứu cho bệnh nhân mất máu cấp cần hồi phục thể tích tuần hoàn, các BS có thể truyền đồng thời máu và dung dịch nước muối sinh lý nhưng 2 loại luôn được truyền riêng chứ không pha trực tiếp với nhau. Việc pha trộn như thế, trước hết là sai về mặt y đức, sau đó là có thể làm người bệnh phải chịu một số nguy cơ không mong muốn.
Trong ảnh: Hiến máu nhân đạo do Bệnh viện Truyền máu Huyết học thực hiện
Hai chuyên gia y tế trên còn đưa ra một mối lo ngại khác. Đó là việc máu được pha từ một bịch thành 2 - 3 bịch sẽ quá loãng. Trong một số trường hợp, khi truyền vào cơ thể sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn dẫn đến các tai biến về tim, phổi rất nguy hiểm.
Có thể gây hại hồng cầu
BS Dũng còn nêu ra một nguy cơ khác: Nếu loại nước muối sinh lý được sử dụng không phải dung dịch NaCl 0,9% mà là các loại khác, ví dụ nước muối sinh lý nhược trương thì có thể gây vỡ hồng cầu, teo hồng cầu.
Các chuyên gia y tế cũng cho rằng cơ quan chức năng nên sớm phân tích, kiểm tra rõ ràng về chất lượng của các túi máu pha cũng như loại nước muối sinh lý mà vị BS ở Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đã sử dụng. Từ đó có sự hỗ trợ, can thiệp kịp thời cho những nạn nhân của hành vi phản khoa học này.
Bệnh nhân nên được kiểm tra BS Phạm Thị Huỳnh Giao khuyến cáo những bệnh nhân đã lỡ bị truyền hoặc nghi ngờ bị truyền những bịch máu không đạt tiêu chuẩn nên tìm đến các cơ sở y tế để được kiểm tra cụ thể xem có bị nhiễm trùng huyết, tán huyết, vỡ hồng cầu hay các biến chứng khác liên quan đến huyết học hay không. Còn theo BS Phù Chí Dũng, người bệnh nên thực hiện xét nghiệm máu tổng quát và cả cấy máu lại để xác định chính xác vấn đề nhiễm trùng. |
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ Ngày 31-5, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết đã yêu cầu Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra và báo cáo giải trình. Theo ông Khuê, hiện sự việc đang được cơ quan chức năng làm rõ, nếu làm sai các quy trình chuyên về an toàn truyền máu thì sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Đánh giá về sự việc này, một lãnh đạo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng cần tìm đúng sự thật để có hướng xử lý. Theo đó, sản phẩm máu pha này dù không gây bệnh cho người được truyền thì cũng là sản phẩm kém chất lượng. Trước đây, trong một số trường hợp bất khả kháng, tức là chỉ còn một đơn vị máu mà cả hai người bệnh đều cần truyền máu để cầm cự thì BS có thể chỉ định chia đôi đơn vị máu kết hợp truyền nước muối sinh lý để bảo đảm sự tuần hoàn cho đến khi bệnh viện có đủ máu nhưng những năm gần đây, tình trạng này không còn xảy ra nên cần làm rõ động cơ của hành vi cho nước muối vào máu là nhằm mục đích gì. Chẳng hạn, chia nhỏ đơn vị máu truyền cho bệnh nhân để được hưởng lợi nhiều hơn. Hành vi lợi dụng sự sống còn của người bệnh để vụ lợi cá nhân là không thể chấp nhận được. GS-TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện huyết học - Truyền máu Trung ương, cho biết ngay sau khi nhận được thông tin, viện đã trao đổi với lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh và khẳng định sẵn sàng vào cuộc để cùng tìm hiểu các vấn đề về chuyên môn. Nói về vấn đề an toàn truyền máu, BS Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Viện huyết học – Truyền máu Trung ương, cho biết máu và các chế phẩm của máu được coi là một loại thuốc có vai trò đặc biệt trong việc cứu chữa người bệnh. Chính vì thế, việc lấy máu và truyền cho người bệnh đều có những quy trình rất khắt khe chứ không thể thu gom một cách bừa bãi. Người hiến máu phải được nhân viên y tế tư vấn trước để tự sàng lọc, đánh giá tiền sử tình trạng sức khỏe của mình và đối chiếu với các tiêu chuẩn hiến máu. Người hiến máu cũng phải được khám sức khỏe, xét nghiệm huyết cầu tố, số lượng tiểu cầu, protein máu... và các thành phần khác của máu trước khi hiến. BS Dương nói: “Với người bệnh, an toàn khi nhận máu trước tiên là về số lượng, bảo đảm đủ mọi nhu cầu về máu khi người bệnh cần. Hơn nữa, an toàn về chất lượng sản phẩm máu cũng phải bắt đầu từ người hiến máu. Vì vậy, việc sàng lọc trước khi máu được truyền cho người bệnh là vô cùng quan trọng để bảo đảm người bệnh không bị truyền nhầm máu. Bởi nếu xảy ra sự nhầm lẫn này thì nguy cơ tử vong rất cao”. Ngọc Dung |
Bình luận (0)