Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng do Chính phủ soạn thảo đã được Quốc hội (QH) dành trọn cả ngày 8-6 “mổ xẻ” tại hội trường. Vấn đề then chốt của đề án này là tái cơ cấu doanh nghiệp (DN) (trọng tâm là DN Nhà nước - NN), tái cơ cấu đầu tư (trọng tâm là đầu tư công) và tái cơ cấu thị trường tài chính (trọng tâm là các ngân hàng thương mại).
Sơ hở trong quản lý doanh nghiệp Nhà nước
Mặc dù Ủy ban Kinh tế của QH đã đề xuất không tiếp tục để DNNN thực hiện nhiệm vụ là công cụ của Nhà nước để điều tiết vĩ mô, chỉ đầu tư trong các lĩnh vực mà khu vực tư nhân không làm được nhưng đại biểu (ĐB) Phạm Văn Hồ (Phú Yên) vẫn cho rằng “giảm” vai trò của DNNN như vậy là chưa thỏa đáng. Bởi lẽ, không có lĩnh vực nào tư nhân không làm được nếu có chính sách ưu đãi.
tài sản tất cả các tập đoàn kinh tế, tạm dừng thành lập các tập đoàn mới. Ảnh: TTXVN
Cùng mối băn khoăn có nên để DNNN tiếp tục giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế hay không khi nhiều DN đang làm ăn thua lỗ, ĐB Nguyễn Tấn Tuân (Khánh Hòa) nhận xét trong đề án này vẫn nhìn thấy bóng dáng kinh tế bao cấp, chưa thấy yếu tố thị trường. “Như vậy, vẫn có thể tiếp diễn tình trạng nuông chiều DNNN. Đây là một thiếu sót, phải đặt DNNN vào môi trường kinh doanh bình đẳng như các DN khác” - ĐB Tuân đề nghị.
ĐB Nga lưu ý vấn đề này phải được quan tâm đặc biệt khi tái cơ cấu kinh tế, đồng thời kiến nghị Chính phủ tạm dừng ngay việc thành lập tập đoàn kinh tế, kiểm kê lại vốn, tài sản tại tất cả các tập đoàn xem còn bao nhiêu, lỗ và thất thoát bao nhiêu, phương án xử lý và làm rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo QH. ĐB Nga cũng đề nghị đặt các tập đoàn kinh tế dưới sự giám sát đặc biệt của QH, đưa dự án Luật Kinh doanh vốn Nhà nước vào chương trình chính thức của năm 2013.
Chưa rõ kinh phí thực hiện
Một trong những điểm khiến nhiều ĐBQH còn băn khoăn khi tái cơ cấu nền kinh tế là Chính phủ chưa xác định rõ cả về dự toán và nguồn kinh phí thực hiện.
Ví quá trình tái cơ cấu nền kinh tế giống như tháo rời một cỗ máy ra để lắp lại theo cấu trúc mới, ĐB Trần Văn (Cà Mau) khẳng định trong quá trình ấy, nền kinh tế có thể lâm vào tình trạng bị suy giảm, thu hẹp ngành nghề, làm phát sinh các chi phí an sinh xã hội. Do đó, cách đặt vấn đề của Chính phủ - chi phí tái cơ cấu chủ yếu từ DN - là chưa thuyết phục.
Theo ĐB Nguyễn Ngọc Hòa (TPHCM), nếu không định lượng được chi phí và cái giá phải trả cho tái cơ cấu, sẽ không thể đánh giá ảnh hưởng đến ngân sách và có kế hoạch phân bổ phù hợp trong nhiều năm. ĐB Trần Hoàng Ngân (TPHCM) dứt khoát yêu cầu tái cơ cấu không được để người dân tái nghèo và phải có chính sách, kinh phí chăm sóc người lao động mất việc.
Giải đáp những băn khoăn của ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết cùng với đề án tổng thể này, Chính phủ còn giao các bộ, ngành xây dựng các đề án thành phần. Bộ Tài chính có đề án tái cơ cấu DNNN và thị trường chứng khoán. Trong đó, nguồn lực tái cơ cấu DNNN sẽ lấy kinh phí từ quỹ hỗ trợ sắp xếp phát triển DN, từ công cụ mua bán nợ, cổ đông chiến lược nước ngoài và vay ODA.
Thanh tra 9 ngân hàng yếu kém
Bình luận (0)