Ngày 9-6, UBND TPHCM đã tổ chức sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 11 và triển khai Nghị quyết số 13 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh vượt qua khó khăn.
Đau đầu bài toán “bên thiếu - bên thừa”
Từ ngày 11-6, theo quy định của Ngân hàng (NH) Nhà nước, trần lãi suất huy động sẽ giảm về 9%/năm, lãi suất cho vay tối đa 13%/năm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đối với một số ngành, lĩnh vực kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. NH Nhà nước nhận định việc điều chỉnh giảm lãi suất phù hợp với xu hướng giảm của lạm phát, thanh khoản hệ thống NH dồi dào và thị trường tiền tệ diễn biến tích cực, ổn định.
Báo cáo của UBND TP cho thấy lãi suất cho vay tuy có giảm so với năm 2011 nhưng chưa nhiều. Chẳng hạn, tại các NH thương mại cổ phần, lãi suất cho vay ngắn hạn hiện nay từ 19,7% - 20,7%/năm (năm 2011 là 20,94%), lãi suất vay trung và dài hạn từ 21,3% - 21,8%/năm trong khi năm trước là 21,65%/năm.
Các ngân hàng phải “lăn” vào doanh nghiệp
Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân nhấn mạnh các hiệp hội luôn kêu ca DN gặp khó vì hàng tồn kho nhưng tồn mặt hàng gì, nguyên liệu hay sản phẩm, ngành chế biến hay ngành công nghiệp nhẹ để TP có hướng giải quyết? Vì vậy, người đứng đầu TP chỉ đạo UBND các phường, quận, huyện phải nắm tình hình hoạt động sản xuất của DN trên địa bàn mình.
Không phải DN nào cũng được vay Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân khẳng định: TP đang cố gắng giải ngân 30.000 tỉ đồng trong tháng 6 để số tiền này có thể quay vòng đến cuối năm. Nguồn vốn này giúp cho hoạt động của các DN trên địa bàn nhưng không phải DN cũng được bơm vốn. Các DN nên xem lại mình, không phải xây dựng xong rồi bán giấy phép, hóa đơn lấy tiền. |
Bình luận (0)