xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trả giá đắt

TƯỜNG MINH

Phe cánh tả đang lên ở Hy Lạp chạy đua ngang ngửa với nhân vật bảo thủ nổi tiếng trong cuộc bầu cử vào chủ nhật này để quyết định liệu Hy Lạp có ở lại khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) hay không và chính đảng nào có thể khiến tình trạng xáo động lan khắp các thị trường tài chính toàn cầu

Phản ứng với những biện pháp khắc khổ do các nhà cho vay quốc tế quy định để đổi lấy gói giải cứu trị giá 130 tỉ euro, hồi đầu tháng trước, cử tri Hy lạp đã trừng phạt các đảng phái chính trong cuộc bầu cử không mang lại kết quả hôm 6-5 và dường như họ đã bị chia rẽ về sự lựa chọn trong cuộc bầu cử lặp lại hôm nay, 17-6.

Nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ Mới bảo thủ Antonis Samaras, 62 tuổi, ra tranh cử với lập trường ủng hộ châu Âu, cảnh báo người dân Hy Lạp đang giận dữ với 5 năm kham khổ rằng việc từ bỏ những nghĩa vụ đã được thống nhất trong gói giải cứu của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có nghĩa là quay trở lại với đồng tiền Hy Lạp. “Các cuộc bầu cử này gắn chặt với tương lai con em chúng ta. Liệu chúng ta có ở lại eurozone hay không? Đó là mối đe dọa cần đẩy lùi vào ngày chủ nhật” - Samaras nói với những người ủng hộ ở miền Bắc Hy Lạp hôm thứ tư vừa qua.

Trong khi đó, lãnh đạo Đảng Syriza cánh tả cấp tiến Lexis Tsipras, 37 tuổi, hứa loại bỏ thỏa thuận mà ông cho là dìm Hy Lạp vào sự suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập niên, quốc hữu hóa các ngân hàng và chấm dứt tư nhân hóa..., gây ra làn sóng phản kháng khắp các thủ đô EU và thị trường tài chính. Thông điệp của ông vang dội trong lòng người dân Hy Lạp vốn tuyệt vọng với tỉ lệ thất nghiệp kỷ lục (khoảng 23%) và những đợt cắt giảm chi tiêu. Cuộc bầu cử đầu tiên biến Tsiparas từ chỗ ít người biết đến trở thành thủ lĩnh chính đảng lớn thứ hai ở Hy Lạp.

Theo hãng tin Reuters, các thành viên của EU cảnh báo rằng sẽ không có thêm tiền giải cứu dành cho Hy Lạp, trừ phi nước này đáp ứng những cam kết về ngân sách và cải cách. Tsipras cho rằng EU đang lừa phỉnh và ông muốn Hy Lạp ở lại eurozone. Ông nói với đài truyền hình Hy Lạp hôm 14-6: “Nếu một quốc gia ngưng sử dụng đồng euro, eurozone sụp đổ. Nếu họ không cho chúng ta trả nợ dần, eurozone sẽ sụp đổ ngày hôm sau”.

Các cuộc thăm dò dư luận cuối cùng được công bố 2 tuần trước ngày bầu cử cho thấy 2 ứng viên ở thế giằng co quyết liệt. Trong đó, Samaras dẫn đầu chút ít trong 5 cuộc thăm dò, trong khi 2 cuộc thăm dò khác phần thắng thuộc về Tsipras. Các nhà thăm dò cho biết số liệu ghi nhận không thay đổi đột ngột kể từ đó. Thêm một lần nữa, không có đảng nào được chờ đợi chiến thắng hoàn toàn và đảng lớn nhất dự kiến sẽ tổ chức các cuộc thương lượng để hình thành liên minh ủng hộ hoặc chống lại kế hoạch cứu trợ tài chính.

Các nhà phân tích nhận định rằng dù ai chiến thắng cũng sẽ phải trả giá đắt: Samaras sẽ khó điều hành lâu dài với một Tsipras đủ quyền hợp pháp để tiếp tục các hành động phản đối; trong khi Tsipras nhận thức rõ ông sẽ tiếp quản một đất nước đang trên bờ vực phá sản mà không có nguồn giải cứu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo