Giai đoạn 2 của dự án khu tái định cư Phú Lạc bây giờ là một bãi đất trống hoang tàn
Những dấu hiệu bất thường
Dự án cấp bách xây dựng khu tái định cư Phú Lạc sử dụng nguồn vốn của Trung ương nhằm giải quyết tái định cư cho hơn 1.160 hộ dân của 2 xã Hòa Tâm, Hòa Xuân Nam (huyện Đông Hòa) bị giải tỏa để thực hiện các dự án hạ tầng KCN Hóa dầu Hòa Tâm và Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô. Trong đó, giai đoạn 1 của dự án có kinh phí 33 tỉ đồng, được thực hiện trên diện tích 10,5 ha (đã hoàn thành). Giai đoạn 2 của dự án được triển khai trên diện tích 35,6 ha với kinh phí 197 tỉ đồng. Nhà thầu xây dựng giai đoạn 2 của dự án là liên danh Công ty Tân Nam Giang, đại diện là Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng và Thương mại Tân Nam Giang đã tạm ứng gần 26 tỉ đồng, trong khi giá trị thực hiện chỉ mới đạt 5,4 tỉ đồng.
Bà Hồ Thị Chín (SN 1944, ngụ thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam), có nhà trong diện giải tỏa trả lại mặt bằng cho khu tái định cư Phú Lạc, cho biết gần một tháng qua, chỉ sau vài ngày đưa xe đến ủi đất, đơn vị thi công đã ngưng toàn bộ công việc. Tại công trường chỉ còn ông Phan Văn Trung (cán bộ kỹ thuật) cùng một công nhân của Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng và Thương mại Tân Nam Giang. “Vì việc thi công gặp trục trặc nên công trình phải tạm ngừng” - ông Trung nói.
Trong khi đó, theo ông Võ Tấn Ích, Giám đốc Ban Quản lý các dự án 519 huyện Đông Hòa (đơn vị được UBND huyện Đông Hòa ủy nhiệm làm chủ đầu tư dự án), đơn vị thi công ngừng toàn bộ hoạt động mà không nêu lý do. “Chúng tôi liên lạc qua số máy điện thoại của ông Trương Công Nam (Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng và Thương mại Tân Nam Giang) nhưng không được. Chúng tôi cũng đã nhiều lần gửi công văn mời ông Nam đến làm việc nhưng ông Nam không đến” - ông Ích bức xúc.
Ông Phạm Minh Chu, Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, thừa nhận lãnh đạo huyện đang lo lắng nhà thầu đã ôm tiền tạm ứng bỏ trốn.
Đầy khuất tất
Ông Võ Tấn Ích cho biết theo quy định, sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư mới được phép cho nhà thầu ứng tiền nhưng trong dự án này lại xảy ra một điều trái khoáy là nhà thầu được ứng tiền khi… chưa lập dự án đầu tư. Giai đoạn 2 của khu tái định cư Phú Lạc được lập dự án đầu tư vào ngày 26-10-2010, phê duyệt ngày 2-3-2012 và ký hợp đồng với nhà thầu xây dựng ngày 23-3-2012. Thế nhưng, ngày 30-6-2010 (tức trước khi hợp đồng được ký đến hơn 21 tháng), ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND, Giám đốc Ban Quản lý các dự án 519 huyện Đông Hòa (đang chờ làm thủ tục về hưu - PV), đã cho nhà thầu xây dựng là Liên danh Công ty Tân Nam Giang ứng trước hơn 25,8 tỉ đồng.
Theo ông Nguyễn Chí Hiến, Giám đốc Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Phú Yên, việc ứng vốn phải có mục đích cụ thể; hồ sơ ứng vốn phải thể hiện rõ số tiền đó để làm gì, mua vật tư gì, bao nhiêu? “Trong trường hợp này, cho ứng vốn khi hồ sơ không thể hiện là sai” - ông Hiến khẳng định.
Một điều khúc mắc nữa là trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với tổng thầu xây dựng giai đoạn 2 của dự án khu tái định cư Phú Lạc, người trực tiếp ký không phải là ông Trương Công Nam, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng và Thương mại Tân Nam Giang mà là ông Trần Văn Tuấn, phó giám đốc công ty, được ủy quyền. “Ông Tuấn không có tên trong hợp đồng tổng thầu nên không thể đại diện cho liên danh tổng thầu. Vì vậy, việc ủy quyền này không có giá trị” - ông Hiến khẳng định.
Tỉnh yêu cầu giải ngân
Ngân hàng cũng sơ suất Việc UBND huyện Đông Hòa cho nhà thầu tạm ứng hơn 25,8 tỉ đồng được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Phú Yên bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước. Theo ông Nguyễn Chí Hiến, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Phú Yên, trong trường hợp này, ngân hàng bảo lãnh cho doanh nghiệp ứng vốn phải thể hiện một cách cụ thể, như: vốn đó dùng mua vật tư gì? Khối lượng bao nhiêu? Đúng ra, BIDV Chi nhánh Phú Yên phải đưa vật tư về kho để kiểm tra và giám sát. “Nếu nhà thầu bỏ trốn, BIDV Chi nhánh Phú Yên phải chịu trách nhiệm hoàn trả toàn bộ vốn tạm ứng” - ông Hiến nói. |
Bình luận (0)