Chiều 22-6, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã xét xử và tuyên bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo, kháng cáo của đại diện hợp pháp người bị hại (bà Nguyễn Thị Kim Nga - mẹ cố nhà báo Lê Hoàng Hùng - Báo Người Lao Động) đề nghị hủy án vì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm và vi phạm tố tụng; giữ nguyên mức án tù chung thân về tội “Giết người” đối với bị cáo Trần Thúy Liễu (SN 1971, tỉnh Long An, vợ của cố nhà báo Lê Hoàng Hùng).
VKSND Tối cao: Khách quan, có căn cứ
Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX chỉ thẩm tra lại theo nội dung bản án mà phiên tòa sơ thẩm đã xét xử cũng như lý do xin giảm án của bị cáo, không hỏi chi tiết về hành vi phạm tội vì “cấp sơ thẩm đã thẩm vấn rõ”. Theo đó, xuất phát từ mâu thuẫn trong cuộc sống chung do thiếu nợ xây nhà, bị cáo yêu cầu anh Hoàng Hùng bán nhà nhưng anh Hùng không chịu; bị cáo đánh bạc, quan hệ bất chính, anh Hùng ghen và đánh bị cáo. Bị cáo bức xúc nên dùng xăng đốt chồng, bị cáo hành động một mình, không ai xúi giục.
Bị cáo Trần Thúy Liễu tại phiên tòa phúc thẩm ngày 22-6. Ảnh: TẤN THẠNH
Luật sư: Vi phạm nghiêm trọng về tố tụng
Cũng theo luật sư Đức, thực nghiệm điều tra chưa tôn trọng sự thật khách quan khi hiện trường vụ án là trên chiếc giường hộp cao 38 cm, có tấm nệm dày 10 cm, phía trên có giăng mùng, còn bản ảnh thực nghiệm điều tra thể hiện bị cáo diễn lại động tác ném xăng trên nền gạch có giăng mùng. Rõ ràng, sự chênh lệch về chiều cao dẫn đến sự khác biệt về kết quả ném bịch xăng. Hơn nữa, khi xăng rơi xuống nền gạch thì độ nảy khác so với khi ném xuống tấm nệm. Độ nảy khác nhau thì mức độ xăng văng ra ngoài xa hay gần cũng rất khác nhau...
Thắc mắc không lời đáp
Đối đáp lại, đại diện VKS cho rằng các luật sư chỉ “tìm những vấn đề nhỏ nhặt để nói hồ sơ có vấn đề”, không thể suy diễn, thấy vậy rồi nói còn bỏ lọt tội phạm. Dư luận báo chí đã nêu nhiều ý kiến nhưng quan trọng nhất là chứng minh có hành vi phạm tội không? Đằng sau hành vi phạm tội bị cáo đã trình bày rõ, CQĐT cũng đã rất khách quan. Lúc thực hiện tội phạm và khi dựng lại hiện trường bị cáo dùng lực ném không thể phải như nhau được...
Không đồng tình, các luật sư đề nghị VKS tranh luận những vấn đề vi phạm tố tụng mà luật sư đã chỉ ra, tuy nhiên, VKS vẫn khẳng định CQĐT đã rất khách quan.
Sau phần nghị án ngắn ngủi (7 phút), HĐXX nhận định cấp sơ thẩm quy kết và đưa bị cáo Liễu ra xét xử về tội “Giết người” là có căn cứ, mức án tù chung thân là thỏa đáng và cần thiết. Cấp sơ thẩm cũng đã xem xét các dấu hiệu đồng phạm nhưng chưa có căn cứ. Nếu đại diện người bị hại có căn cứ gì về người đồng phạm thì gửi đơn đến CQĐT. Cấp sơ thẩm có thiếu sót như luật sư nêu ra, ví dụ thiếu sót về họ tên trong thành phần HĐXX sơ thẩm nhưng thiếu sót này không làm thay đổi bản chất vụ án, không vi phạm tố tụng nghiêm trọng, cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm.
Hồ sơ ở đâu, thẩm quyền ở đó Một kiểm sát viên VKSND TPHCM cho biết theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự, hồ sơ vụ án ở giai đoạn tố tụng nào thì thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về cơ quan tố tụng đó. Ngày ra bản kết luận điều tra là chấm dứt hoạt động điều tra của CQĐT, chuyển qua cơ quan truy tố, xét xử. Việc thu thập chứng cứ của CQĐT khi hồ sơ đã chuyển qua VKS, tòa án thì không có giá trị pháp lý, vi phạm tố tụng. Về việc thực nghiệm hiện trường trên nền gạch có giăng mùng trong khi hiện trường vụ án là trên chiếc giường hộp cao 38 cm, nệm dày 10 cm, theo luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TPHCM), thực nghiệm phải đi sát hiện trường, nếu không, trong một số trường hợp sẽ dẫn đến việc đánh giá kết quả yêu cầu thực nghiệm của cơ quan giám định có thể sẽ không chính xác hoàn toàn, ít nhiều dẫn đến sai lệch. |
Bình luận (0)