xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gloria Arroyo, một số phận éo le

THẢO HƯƠNG

Bà Gloria Macapagal-Arroyo, cựu tổng thống Philippines, chắc không ngờ sự nghiệp chính trị của mình kết thúc trong bệnh viện và nhà tù

Trong mấy ngày qua, số phận của bà Gloria Macapagal-Arroyo (gọi tắt là Gloria Arroyo) vẫn còn mơ hồ, chưa biết tiếp tục được chữa trị tại Bệnh viện Veterans Medical Memorial Center (VMMC) ở thành phố Quezon hay bị tống vào nhà tù ở chung với thường phạm trong thời gian chờ đợi xét xử.
Mặt khác, đơn xin đóng tiền bảo lãnh tại ngoại của bà cũng chưa được tòa án khu vực Pasay - nơi đang xét xử bà Arroyo tội phá hoại bầu cử quốc hội năm 2007 - cứu xét mặc dù những chứng cứ chống lại bà vừa thiếu vừa yếu, theo luật sư Benjamin Santos của bà Arroyo.

Chỉ ăn được đồ lỏng

Ngày 21-6, Chủ tịch Thượng viện Philippines, ông Juan Enrile, cảnh báo chính phủ rằng không nên chuyển bà Arroyo từ Bệnh viện VMMC qua nhà tù thường phạm.
Trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh dwIZ, ông Enrile giải thích: “Dù mang tiếng xấu cỡ nào, bà Arroyo vẫn được xem là vô tội cho đến khi tòa án kết luận bà ấy có tội. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bà ấy chết trong tù? Thế giới sẽ nhìn vào chúng ta ra sao nếu chúng ta giam một cựu tổng thống với thường phạm?”- ông Enrile nhấn mạnh.

Ông chủ tịch thượng viện cho biết theo thông tin mà ông nhận được, tình hình sức khỏe của bà Arroyo “đang nguy kịch”. Bà không thể nuốt thức ăn cho nên chỉ ăn đồ lỏng và cũng không có bác sĩ nào chịu chữa bệnh cho bà.

img

Nữ tổng thống xinh đẹp nhất Philippines. Ảnh: CP

Ông Enrile nhắc lại rằng trước đây nhà độc tài Ferdinand Marcos còn cho phép thượng nghị sĩ đối lập Ninoy Aquino, cha của đương kim Tổng thống Aquino III, đi Mỹ mổ tim trong thời gian bị tòa án binh xét xử thì chính phủ cũng nên khoan dung với bà Arroyo, người từng dạy ông Aquino III tại Trường Đại học Ateneo de Manila.

Tuy nhiên, báo cáo tình hình sức khỏe của Bệnh viện VMMC gửi cho Tòa án Pasay hoàn toàn trái ngược với thông tin của ông Enrile. VMMC khẳng định với chánh án Jesus Mupas rằng bà Arroyo “có thể tự giải quyết các nhu cầu cá nhân thường ngày”.

Cuối tuần qua, Phủ Tổng thống Philippines đã lên tiếng bày tỏ quan điểm, theo đó, mặc dù rất tôn trọng bà cựu tổng thống Arroyo, quyền quyết định cho bảo lãnh hay không hoặc chuyển bị cáo từ Bệnh viện VMMC qua nhà tù thường phạm hay tiếp tục giam lỏng bị cáo tại Bệnh viện VMMC thuộc về Tòa án Pasay, Phủ Tổng thống đứng ngoài vụ này.

Một thời oanh liệt

Bà Gloria vốn là con dòng cháu giống. Năm 14 tuổi, bà đã sống trong Dinh Malacanang (Phủ Tổng thống) với tư cách là con của tổng thống Diosdado Macapagal. Tên của bà đã được đặt cho một thị trấn mới hiện có trên 50.000 dân ở tỉnh Oriental Mondoro. Bà từng học chung một lớp với ông Bill Clinton, người sau này làm tổng thống Mỹ, tại Trường Đại học Georgetown năm 1964.
Thông minh, học giỏi, bà tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế năm 1985, nói thông thạo tiếng Anh, Tây Ban Nha và 4 thứ tiếng địa phương Philippines. Bà đi dạy tại nhiều trường đại học trong nước, đến năm 1987 thì được bà Corazon Aquino - nữ tổng thống đầu tiên của Philippines, mẹ của đương kim Tổng thống Aquino III - mời về làm trợ lý bộ trưởng Bộ Công Thương và sau đó chỉ cần 2 năm, bà lên chức thứ trưởng bộ này.
img
Những ngày trong bệnh viện. Ảnh: INQUIRER.NET
Sự nghiệp chính trị của bà Arroyo cũng sớm tỏa sáng bởi đắc cử ngay thượng nghị sĩ năm 1992. Sáu năm sau, bà định ra ứng cử tổng thống nhưng được tổng thống lúc bấy giờ là ông Fidel Ramos khuyên nên ứng cử phó tổng thống sẽ “dễ ăn” hơn.
Thế là ngày 30-6-1998, bà trở thành nữ phó tổng thống đầu tiên và duy nhất của nước Cộng hòa Philippines. Sau 4 năm làm phó cho tổng thống Joseph Estrada, cuộc Cách mạng EDSA (tên một đại lộ ở Manila) năm 2001 với sự tham gia của hàng trăm ngàn người dân khiến ông Estrada “bỏ của chạy lấy người” với nghi án tham nhũng bất ngờ tạo cơ hội cho bà Arroyo trở thành nữ tổng thống thứ hai của Philippines.

Trong 9 năm rưỡi (2001 - 2010) cầm quyền, bà Arroyo buồn nhiều hơn vui vì đối mặt với nhiều cuộc đảo chính và âm mưu truất phế bà về tội tham nhũng. Bà trở thành nhà lãnh đạo mất uy tín nhất, theo tổ chức thăm dò dư luận Social Weather Stations. 7/10 người dân Philippines đánh giá bà là tổng thống tồi nhất kể từ thời Ferdinand Marcos.

Chồng tham nhũng

Mới đây, ngày 31-5, Bộ trưởng Bộ Ngân sách Florencio Abad, đánh giá chính quyền bà Arroyo là “thất bại nghiêm trọng” về mặt kinh tế và chính trị. Sau khi rời khỏi Phủ Tổng thống lúc nửa đêm 30-6-2010, bà để lại một di sản bao gồm 30 tỉ USD thâm hụt ngân sách, tệ tham nhũng tràn lan, trong đó có vụ án ông Mike, chồng bà Arroyo, mua 2 chiếc trực thăng cũ rồi câu kết với giám đốc cảnh sát bán lại cho lực lượng này với giá hàng mới “nguyên đai nguyên kiện” năm 2009. Vì vụ này, ông Mike đã bị bắt hồi đầu tháng 6 vừa qua cùng với hàng chục đồng phạm.

Ông Mike còn bị tố cáo năm 2007 đã nhận hàng triệu USD của Tập đoàn Viễn thông ZTE - Trung Quốc liên quan đến một hợp đồng trị giá 330 triệu USD, trong khi giá ban đầu chỉ có 130 triệu USD. Bà Arroyo chấp thuận ký hợp đồng nhưng buộc phải rút lại sau khi bị quốc hội phát hiện.

Bà Arroyo chính thức bị bắt ngày 18-11-2011 trong lúc nằm Bệnh viện St. Luke về tội gian lận và phá hoại bầu cử quốc hội. Kể từ đó, sức khỏe bà suy kiệt, dính nhiều bệnh nan y. Người ta ghét bỏ bà đến mức đồn rùm bà chỉnh sửa túi nâng ngực trong khi bà làm xét nghiệm khối u trong ngực và bẹn năm 2009.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo