xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể không biết

PHẠM DƯƠNG

Không khỏi phải thốt lên câu hỏi đó trước thực trạng quản lý lỏng lẻo đối với lao động nước ngoài hiện nay trên đất nước ta. Rất nhiều vụ người nước ngoài lao động “chui” được phát hiện thời gian qua song đụng đến vụ nào cũng được nghe điệp khúc quen của các cơ quan quản lý: “không nắm”, “không biết”...

Lao động nước ngoài làm việc “chui” tại nước ta hiện nay có thể thấy trong mọi lĩnh vực từ lao động phổ thông trong các công trình, dự án mà công ty nước ngoài trúng thầu cho đến những nơi đòi hỏi trình độ chuyên môn bắt buộc như phòng khám bệnh... Người nước ngoài làm việc không phép, không đăng ký xuất hiện từ các tỉnh biên giới phía Bắc tới tận mũi Cà Mau, thậm chí cả ở những nơi xung yếu, nhạy cảm như các vùng ven biển, vịnh Cam Ranh, biển Vân Đồn...

Chuyện người lao động không phép nước ngoài nóng lên thời gian qua khiến dư luận nhớ lại việc Quốc hội từng chất vấn người đứng đầu Bộ LĐ-TB-XH vào tháng 6-2009. Trước nghị trường, bà bộ trưởng sau khi thừa nhận chưa đến 50% lao động nước ngoài ở Việt Nam được cấp phép, đã nói sẽ phối hợp cùng Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao chấn chỉnh tình hình,  kể cả việc sửa luật.

Ba năm nhìn lại thấy việc quản lý lao động nước ngoài tại nước ta chẳng có mấy tiến triển, nếu không muốn nói là có phần còn phức tạp hơn. Con số người lao động nước ngoài không phép hiện vẫn ở mức hơn 31.000 người, chiếm khoảng 50% lao động nước ngoài hiện nay.

Trong khi đó, nhìn vào “chiêu” mà người lao động nước ngoài sử dụng để “qua mặt” cơ quan quản lý, cơ quan có trách nhiệm vẫn không khác mấy cách đây vài năm. Đó là sử dụng visa du lịch hay vào làm các dự án nước ngoài trúng thầu rồi bỏ ra ngoài làm việc “chui”.

“Chiêu” của người lao động nước ngoài trái phép không mới song vẫn qua mặt được cơ quan chức năng bởi sự thờ ơ hay vì một lý do tế nhị nào đó. Cứ nhìn vào việc đá qua đá lại quả bóng trách nhiệm giữa các cơ quan hữu trách để rồi cuối cùng “huề cả làng” có thể thấy khá rõ điều này.

Cái sảy hôm nay rất có thể nảy cái ung một ngày nào đó trong tương lai. Vì thế, phải quy rõ trách nhiệm và có chế tài trách nhiệm trong từng vụ việc cụ thể lao động nước ngoài không phép bị phát hiện để không thể nói là “vô can” và điều quan trọng nhất là không thể nói là “bó tay” trong quản lý người nước ngoài vào nước ta lao động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo