xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủy điện Sông Tranh 2: Dân lo ngay ngáy

HOÀNG THU MINH – THÚY PHƯƠNG

Chính quyền địa phương và người dân hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh 2 chưa thể yên lòng về mức độ an toàn

Trả lời tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII vào giữa tháng 6 vừa qua, các bộ trưởng Công Thương, Xây dựng khẳng định đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn. Thế nhưng, hiện người dân Quảng Nam vẫn tỏ ra lo lắng khi mùa mưa bão đang đến.

Ứng phó với bão lũ

Đến ngày 26-6, hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 đã được Ban Quản lý dự án thủy điện 3 cho hạ mực nước hồ chứa xuống mực nước chết để tu sửa và xử lý sự cố rò rỉ ở thân đập chính. Từng nhóm công nhân, chuyên gia người nước ngoài đã đến công trường để tham gia khắc phục sự cố.
“Nghe tin về khắc phục sự cố thủy điện, chúng tôi mừng lắm nhưng cũng không khỏi lo âu. Liệu mới chữa lành “vết thương”, con đập có chịu nổi mùa mưa lũ ập đến hay không” - ông Trần Ánh ở xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My bộc bạch.
Không chỉ hàng vạn người dân vùng hạ lưu Sông Tranh 2 mà cả chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam cũng lo lắng khi mùa mưa lũ đang đến gần. Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, nói: “Phía chủ đầu tư báo cáo là đã thuê nhà thầu Trung Quốc giàu kinh nghiệm xử lý thấm ở đập thủy điện Sông Tranh 2.
img
Người dân vùng hạ lưu thủy điện Sông Tranh 2 lo lắng về sự an toàn của đập thủy điện trong mùa bão lũ này. Ảnh: THÚY PHƯƠNG
Cam kết của chủ đầu tư là xử lý thấm, rò rỉ ở đập này trước ngày 31-7. Tuy nhiên, họ xử lý theo phương pháp nào, bao giờ xong thì chưa báo cáo với địa phương. Dự kiến ngày 27-7 tới, Ban Quản lý dự án thủy điện 3 tổ chức hội nghị trình bày phương án phòng chống lụt bão đối với công trình thủy điện Sông Tranh 2”.

Ông Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam, cho biết: Chính quyền địa phương cùng nhiều hộ dân sinh sống ở phía hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn rất lo chứ không lạc quan như lời khẳng định rằng đập vẫn an toàn như các bộ trưởng trả lời chất vấn trong kỳ họp Quốc hội vừa qua. Qua tham khảo các nhà khoa học thì mức độ thấm, rò rỉ qua thân đập này là quá lớn so với các đập thủy điện cùng công nghệ bê tông đầm lăn khác trong nước.

EVN cam kết khắc phục sự cố

Để giải tỏa bớt nỗi lo lắng của người dân vùng hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh 2, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký biên bản với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về công tác quản lý, vận hành, xây dựng phương án phòng chống lụt bão đối với công trình này.
Theo đó, EVN có trách nhiệm khắc phục sớm sự cố thấm chảy trên thân đập thủy điện Sông Tranh 2 trước mùa mưa bão năm 2012. Xử lý các vấn đề liên quan đến công tác tái định cư như: xây dựng đường giao thông, bảo đảm môi trường, tái trồng rừng… EVN phải chịu trách nhiệm trước dân, trước chính quyền về cam kết cũng như bảo đảm an toàn của đập thủy điện Sông Tranh 2.
Tỉnh Quảng Nam cũng chỉ đạo Sở NN-PTNT phối hợp với EVN xây dựng các phương án phòng chống lụt bão đối với dự án thủy điện Sông Tranh 2 nói riêng và các dự án thủy điện trên địa bàn nói chung.
Các sở, ngành liên quan rà soát lại toàn bộ các dự án thủy điện trên địa bàn, dừng các dự án xây dựng mới, xem xét các dự án đang xây dựng dở dang, kém hiệu quả…; yêu cầu chủ đầu tư của các dự án thủy điện trên địa bàn bảo đảm trả nước về cho các dòng sông để giải hạn và chống xâm nhập mặn vùng hạ du.

Chưa có quy chuẩn

Hiện cả nước đã triển khai xây dựng gần 1.000 thủy điện lớn nhỏ nhưng quy chuẩn quốc gia về thủy điện mới chỉ ở giai đoạn đang... soạn thảo. GS-TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, khẳng định: “Tiêu chuẩn xây dựng về đất, đá, bê tông... chưa có cho công nghệ đập bê tông đầm lăn; tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về an toàn hồ chứa cũng chưa được ban hành”.
Đưa công trình thủy điện Sông Tranh 2 làm ví dụ điển hình, GS Vũ Trọng Hồng đề xuất chủ đầu tư cần nghiêm túc đánh giá lại sự ổn định của đập, nhất là phía vai đập; xây dựng quy trình tích nước, xả lũ công trình. EVN cần phối hợp chặt chẽ với địa phương xây dựng kịch bản ứng phó, phòng ngừa thảm họa trong tình huống sự cố vỡ đập xảy ra.
Nếu không xử lý dứt điểm sự cố rò rỉ ở đập Sông Tranh 2 thì tuổi thọ công trình bị rút ngắn, đập có thể không vỡ ngay bây giờ nhưng vài chục năm sau, thế hệ con, cháu dễ gánh lấy hậu quả khó lường.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo