xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cứu nguy cho cá tra

Bài và ảnh: CA LINH

Thiếu vốn, sản xuất ồ ạt, lãng phí trong đầu tư... là những căn bệnh trầm kha đang làm ngành sản xuất cá tra ĐBSCL điêu đứng

Tại hội nghị “Sơ kết sản xuất, tiêu thụ cá tra 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012” do Bộ NN - PTNT tổ chức tại Đồng Tháp vào chiều 26-6, nhiều đại biểu cho rằng nếu doanh nghiệp (DN) thủy sản nào sản xuất không hiệu quả thì cần làm thủ tục phá sản và ngành nông nghiệp tạm dừng cấp phép cho những nhà máy chế biến mới để giảm lãng phí.

Cần bắt đúng bệnh

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, ông Lê Minh Hoan, đặt vấn đề: “Vì sao cá tra được xem gần như là độc quyền của Việt Nam mà vẫn để nó ngụp lặn qua từng thời vụ? Chúng ta đã và sẽ làm gì để cuộc cạnh tranh con cá tra trên thị trường thế giới không dẫn đến kết quả là tất cả chúng ta cùng kéo nhau xuống đáy ao như nhiều nhà kinh tế đã đánh giá?”.
Hiện nay, 1 kg cá tra nguyên liệu, người nuôi lỗ 2.000 - 5.000 đồng. Nhiều nơi đã xuất hiện tình trạng treo ao. Trong khi đó, giá xuất khẩu từ 3,1 - 3,2 USD/kg giảm còn 2,5 - 2,6 USD/kg. Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết vào đầu năm 2012, giá cá tra nguyên liệu tăng 28.000 đồng - 29.000 đồng/kg, đến nay chỉ còn 20.500 đồng/kg (loại 800 - 850 g/con).
img
Giá cá tra tại ĐBSCL giảm mạnh, người nuôi cá tra điêu đứng
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Vĩnh Hoàn, nhìn nhận: “Giá cá tra xuống do cung nhiều hơn cầu. Lúc trước, nông dân thả nuôi nhiều dẫn đến sản lượng quá lớn nên giảm giá bán. Khi bán rẻ, thị trường có cơ hội mở rộng dẫn tới thiếu nguyên liệu nên nông dân ồ ạt thả nuôi, đây là cái vòng luẩn quẩn”.
Theo Tổng cục Thủy sản, một trong những khó khăn hiện nay là việc nông dân và DN không tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng (NH). Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc NH Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Đồng Tháp, phản biện: “Lãi suất NH chỉ chiếm 0,5%/giá thành, trong khi giá thức ăn chiếm tới 70%. Do vậy, “bệnh” của ngành cá tra chưa chắc là do thiếu vốn” - ông Thạch nói.

Hạn chế mở nhà máy

Theo ông Dương Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trước năm 2008, ĐBSCL có chưa đến 30 nhà máy chế biến cá tra.
Nhưng vào cuối năm 2008, thông qua chương trình kích cầu của Chính phủ, NH đã bơm vốn cho nhiều DN và đến nay, số nhà máy tăng lên gấp đôi. Hiện nay, ĐBSCL đang dư thừa nhà máy chế biến. Tại tỉnh Đồng Tháp có 20 DN chế biến thủy sản với công suất thiết kế hơn 429.000 tấn cá thành phẩm/năm. Trong khi công suất chế biến thực năm 2011 là 177.700 tấn/năm, đạt 41,4%.

TS Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh tại Cần Thơ, nói: “Chúng ta đã lãng phí bao nhiêu vốn đầu tư. Sự lãng phí này làm cho giá thành tăng cao. Do vậy, cần tạm dừng cấp phép cho những nhà máy thủy sản mới”. Ông Huỳnh Minh Đoàn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho rằng ngành nông nghiệp nên điều tiết lại việc sản xuất và tiêu thụ cá tra, DN nào hoạt động và DN nào nên phá sản.

Bơm vốn cho sản xuất cá tra

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cho biết Thống đốc NH Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định 780, cơ cấu lại những đơn vị hiện nay đang gặp khó về vốn nhưng có khả năng phát triển trong tương lai bằng cách kéo dài thời hạn trả nợ và gia hạn nợ, nếu thấy cần thiết thì cho vay thêm để bổ sung vốn.
Ngoài ra, NH Phát triển Việt Nam (VDB) cũng vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất gói tín dụng 9.000 tỉ đồng cho DN và người nuôi cá tra.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo