xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài: Buông lỏng từ quản lý tới chất lượng

Bài và ảnh: YẾN ANH

Qua các cuộc kiểm tra chương trình liên kết đào tạo từ năm 2006 đến 2010, Thanh tra Chính phủ phát hiện có tới 46,5% chương trình tuyển sinh hệ vừa làm vừa học khi chưa được Bộ GD-ĐT cấp phép

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, một trong những sai phạm dễ nhận thấy nhất trong hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài như thu thêm học phí học ngoài giờ, tự đặt mức phí tuyển sinh, thực hiện trích các quỹ không đúng quy định.

Tiểu luận thay luận văn

Trong thông báo tuyển sinh của một số trường như ĐH Vinh, Viện ĐH Mở Hà Nội... không hề có thông tin về lệ phí thi, học phí khóa học. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khi ký các hợp đồng liên kết đào tạo đã không xác định mức thu của đơn vị liên kết đối với học sinh...

Từ năm 2006 đến 2010, Bộ GD-ĐT chưa có quy định về mức học phí trong liên kết đào tạo quốc tế, dẫn đến các trường tự thỏa thuận mức thu với đối tác nên mức thu khác nhau, quản lý thu chi cũng khác nhau và theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, nhiều chương trình liên kết có mức thu quá cao.
img
Sinh viên nhận bằng tốt nghiệp liên kết giữa ĐH Hà Nội và ĐH La Trobe (Úc). Ảnh: NGUYỄN DIỆU
Hiện tại, chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ thu thấp nhất là 3.500 USD/khóa của lớp cao học Việt Nam - Hà Lan (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), mức cao nhất là 13.500 USD/khóa (cử nhân quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội), mức phổ biến là từ 8.000 USD đến 10.000 USD/khóa.

Qua các cuộc kiểm tra từ năm 2006 đến 2010, về chương trình liên kết đào tạo Thanh tra Chính phủ phát hiện có tới 46,5% (195/419) chương trình tuyển sinh hệ vừa làm vừa học khi chưa được Bộ GD-ĐT cấp phép. Có 54/419 chương trình liên kết có địa điểm đặt lớp không đúng quy định, 5 trường tuyển vượt chỉ tiêu cho phép.

Chưa dừng lại ở đó, hồ sơ lưu trữ của các lớp liên kết đào tạo ĐH từ năm 2006-2008 của Trường ĐH Sư phạm Vinh còn không có danh sách thí sinh dự thi. Trường ĐH Thái Nguyên thực hiện liên kết đào tạo thạc sĩ ngoài trụ sở không có phép của Bộ GD-ĐT. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho phép các học viên làm tiểu luận thay vì viết và bảo vệ luận văn tốt nghiệp.

Quy định còn bỏ ngỏ

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Sản cho biết việc thực hiện quyền tự chủ tài chính tạo điều kiện cho các trường có nguồn thu hỗ trợ ngân sách Nhà nước, góp phần tăng thêm vốn đầu tư nhưng chính vì các trường quá quan tâm vào tăng nguồn thu tài chính nên dễ phát sinh vi phạm trong quá trình liên kết đào tạo.

Trong khi đó, Bộ GD-ĐT chưa có hướng dẫn kịp thời, chi tiết việc liên kết đào tạo, không có quy định cụ thể về đào tạo ĐH và sau ĐH của chương trình liên kết quốc tế. Điều này dẫn đến hệ quả các trường ĐH được xem là hàng đầu như ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế… liên kết với các đối tác chưa được xếp hạng hoặc xếp hạng thấp hơn.

Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Sản, Bộ GD-ĐT đã được yêu cầu phải thanh tra toàn diện việc liên kết đào tạo quốc tế, xử lý các chương trình chưa có giấy phép nhưng vẫn tuyển sinh và đào tạo từ năm 2006 tới nay. Kết quả xử lý phải được báo cáo Chính phủ trước ngày 31-12.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo