Phụ huynh đạp đổ cổng Trường Tiểu học Thực nghiệm để giành suất học cho con. Ảnh: AP/VnExpress, Nguyen Hoang Ha
Trì trệ, lạc hậu
Vụ chen lấn này không gây ra thiệt hại lớn nhưng là cú đánh mạnh vào nền giáo dục Việt Nam. Theo các chuyên gia, gần bốn thập kỷ sau chiến tranh, giáo dục Viêt Nam còn quá nhiều tham nhũng và lạc hậu so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Là đất nước từng chịu ảnh hưởng của Nho giáo như Việt Nam, giáo dục trở thành nỗi ám ảnh quốc gia. Cấp học
Chỉ tính riêng tại Mỹ, số lượng sinh viên Việt Nam đã tăng gấp 7 lần so với 10 năm trước, từ 2.000 người tăng lên gần 15.000 người vào năm ngoái. Đáng chú ý là hầu hết trong số 15.000 người này không nhận được học bổng của các trường danh tiếng mà đi học bằng tiền gia đình, theo Viện Giáo dục quốc tế đặt tại New York. |
Hệ quả là ngày càng nhiều học sinh Việt Nam theo học ở các trường quốc tế tư nhân và sau đó du học nước ngoài. Dù thu nhập bình quân ở Việt Nam mới khoảng 1.400 USD nhưng năm ngoái có đến hơn 30.000 sinh viên Việt Nam học tập tại nước ngoài. Thậm chí, Việt Nam xếp hàng thứ 5 thế giới về số lượng sinh viên theo học ở Úc, thứ 8 tại Mỹ (xếp trên Mexico, Brazil và Pháp).
Đầu tư nhiều nhưng quản lý kém
Không như các trường đại học ở Trung Quốc, trường học ở Việt Nam vẫn không bắt kịp nhịp toàn cầu hóa. Chính phủ vẫn duy trì hệ thống quản lý tập trung thiếu hiệu quả và lối tư duy thiếu phản biện. Bà Mai Thanh, chuyên gia giáo dục cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội, nhận xét: “Việt Nam xây dựng mô hình giáo dục theo kiểu ‘một cho tất cả’, còn các nhà lãnh đạo thì được mong đợi cố gắng nhiều hơn để biến giáo dục thành tài sản quốc gia. Tôi xem đó là một cơ hội bị bỏ lỡ”.
Bất chấp mức lạm phát cao hàng đầu châu Á và những trở ngại kinh tế do các tập đoàn nhà nước làm ăn thua lỗ gây ra, tốc độ tăng trưởng hàng năm ở Việt Nam vẫn đạt mức 6%. Tuy vậy, các chuyên gia lo ngại khủng hoảng giáo dục có thể đe dọa lực lượng lao động của Việt Nam và sâu xa hơn là cản trở sự phát triển của đất nước.
Đầu tháng 6, Quốc hội Việt nam thông qua Luật Đại học, dự kiến sẽ trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học. Tuy nhiên, nhiều nhà cải cách giáo dục vẫn lo ngại. “Nhiều trường đại học chỉ muốn tuyển càng nhiều sinh viên càng tốt. Còn sinh viên học xong có xin việc được không là chuyện của sinh viên” - đại biểu Quốc hội Đặng Thị Mỹ Hương phát biểu.
Bình luận (0)