xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lép vế trên sân nhà: Tìm đường sống

THANH NHÂN

Các ngành nghề bị thất thế trước những “đối thủ” nước ngoài đang chật vật xoay trở, rất cần thêm những chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Theo ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), để khắc phục tình trạng phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến giá hàng may mặc trong nước cao hơn hàng xuất khẩu, rất cần đầu tư vùng nguyên liệu để doanh nghiệp (DN) chủ động nguyên liệu sản xuất, tiết giảm chi phí (ngành may mặc cả nước đang lệ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu: nhập trên 90% nguyên liệu bông, 70% nguyên liệu xơ).

Động viên doanh nghiệp

Theo ông Hồng, VITAS động viên các DN thành viên cố gắng tìm đầu ra tại thị trường nội địa, tùy vào điều kiện, khả năng của từng DN. Với những DN đã tạo dựng được thương hiệu như Việt Tiến, Việt Thắng, Nhà Bè…, rất cần củng cố, phát huy để mở rộng thị trường. “Sự nỗ lực, chủ động từ phía DN, hiệp hội là cần thiết nhưng công cuộc giành lại sân nhà không thể thành công nếu không nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
img
Các doanh nghiệp ngành dệt, may phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại.
Trong ảnh: May gia công áo jacket tại Công ty May Tân Long Trường (quận 9 - TPHCM). Ảnh: TRƯỜNG HOÀNG
Khi nào hàng giả, hàng nhái, hàng may mặc kém chất lượng giá rẻ của nước ngoài còn công khai bày bán tại các chợ, cửa hàng thì cơ hội giành lại thị trường nội địa của các DN Việt còn xa vời” - ông Hồng nhìn nhận.
Ở lĩnh vực bán lẻ, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, cho rằng các DN Việt đang phải “đánh” trong một cuộc chiến không cân sức. Nhà bán lẻ ngoại có lợi thế về tài chính, sẵn sàng chịu lỗ vài năm để phát triển thị trường; thị trường tiêu thụ lớn; công nghệ quản lý, điều hành chuyên nghiệp.
Các nhà bán lẻ Việt Nam chỉ còn cách tận dụng tối đa những ưu thế có sẵn để chinh phục khách hàng. DN phải có sự đầu tư nghiêm túc, tăng tốc nhanh hơn trong việc chuyên nghiệp hóa; có chính sách đào tạo, thu hút và giữ chân nhân viên; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực...

Cũng theo ông Hòa, khi mở cửa thị trường theo cam kết WTO, nhiều quốc gia trên thế giới chào mời nhà đầu tư ngoại nhưng có cơ chế hạn chế nhà bán lẻ ngoại mở chuỗi để giảm cạnh tranh với các DN trong nước. Trong khi tại Việt Nam, các nhà bán lẻ nước ngoài có quá nhiều cách lách luật để mở chuỗi, gia tăng sức mạnh cạnh tranh và đẩy DN nội vào thế khó. Hiện Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam đã có kiến nghị về vấn đề này và đang chờ phản hồi từ các cơ quan chức năng. 

Cần hỗ trợ thực chất

Theo chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong, bên cạnh xuất phát điểm thấp, DN Việt còn chịu sự cạnh tranh không bình đẳng với các DN nước ngoài vì lãi suất tại Việt Nam cao; các chính sách hỗ trợ DN chưa hiệu quả. Hậu quả là lợi nhuận chủ yếu rơi vào tay DN ngoại, khả năng tự chủ của DN Việt Nam kém, không thể tạo ra nhiều giá trị gia tăng, không có điều kiện tích lũy, đầu tư, tăng thu nhập cho người lao động...
Theo ông Phong, khi cơ chế thị trường phát triển đầy đủ, DN Việt sẽ có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Tuy nhiên, phải có chiến lược, kế hoạch tham gia thị trường bài bản; mô hình kiểm soát hiện đại, sự gắn kết nhiều hơn giữa DN và DN, DN và Nhà nước, đặc biệt là vai trò của Nhà nước.

Ông Nguyễn Trung Thẳng, Viện trưởng Viện Marketing và Quản trị Việt Nam, cho rằng một khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn các lĩnh vực theo cam kết WTO, sự cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn. Vì vậy, Nhà nước nên tập trung hỗ trợ các hiệp hội ngành nghề phát triển thực chất (hiện nay rất hình thức). Các hiệp hội khi có thực lực mạnh sẽ là đầu mối liên kết các DN trong ngành và tác động, ảnh hưởng đến việc phân phối lợi ích ngành giữa các DN trong và ngoài nước một cách hợp lý.

Vẫn còn cơ hội

Theo chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển, vẫn còn khá nhiều ngành nghề DN Việt Nam có đủ điều kiện để cạnh tranh với DN ngoại. Chẳng hạn, ngành nhựa đã vượt qua các sản phẩm của Thái Lan, đẩy lùi nhựa ngoại ra khỏi thị trường nội địa. Vấn đề là DN tận dụng các điều kiện của mình như thế nào. Nếu các yếu tố như nguồn vốn được khơi thông, Chính phủ thực hiện tái cấu trúc, không ưu tiên cho DN Nhà nước nhiều mà dồn sức cho các DN sản xuất thì DN Việt càng có cơ hội sớm lớn mạnh, đủ nội lực cạnh tranh với DN ngoại hoặc ít nhất cũng xem DN ngoại như một đối tác mà vẫn giữ được thế chủ động cần thiết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo