xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hôn nhân đồng tính: Sửa luật là cần thiết!

THẾ KHA

Người đồng tính cũng có mưu cầu hạnh phúc như tất cả mọi người và pháp luật phải bảo vệ điều đó, tránh đẩy họ vào tâm trạng bức bối, dễ có hành động vi phạm pháp luật

TS Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), vẫn còn nhớ như in thời điểm iSEE bắt đầu tiến hành những cuộc tiếp xúc, tìm hiểu về cộng đồng người đồng tính vào năm 2008. Ông đã liên lạc, hẹn gặp admin (quản trị viên) những diễn đàn có hàng chục ngàn người đồng tính tham gia để bàn về chương trình hợp tác bảo vệ quyền của họ.

Chấp nhận sự thật

“Khi ấy, cộng đồng người đồng tính cũng chỉ biết nhau qua internet chứ gần như không gặp gỡ nhau ngoài đời bởi dư luận xã hội còn kỳ thị. Tôi đã bay vào TPHCM để gặp những người này. Buổi nói chuyện diễn ra ở quán cà phê...” - ông Bình nhớ lại. Sau đó, những nghiên cứu đầu tiên về cộng đồng người đồng tính Việt Nam đã được iSEE công bố.
iSEE cũng đã tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng, tuyên truyền về thế giới người đồng tính. Qua đó, viện nhận thấy rằng đa phần các ông bố, bà mẹ đều sốc khi biết tin con cái mình đồng tính. Họ tìm mọi cách để “nắn” lại giới tính và đưa con đi nhiều nơi để “chữa bệnh”.
img
Những người đồng tính trao đổi sách, ảnh về cộng đồng của mình trong buổi công chiếu vở diễn Được là chính mình ở Hà Nội. Ảnh: iSEE
“Thường phải mất khoảng 2 năm, các bậc cha mẹ mới hiểu rằng không thể “bắt” con mình từ đồng tính trở thành dị tính được. Nhiều người chấp nhận sự thật nhưng cũng không ít người vẫn buộc con mình kết hôn với người khác giới để bảo đảm duy trì nòi giống. Tuy nhiên, việc này không đồng nghĩa rằng cuộc hôn nhân đó sẽ hạnh phúc dài lâu” - ông Bình nói.

Những cuộc thảo luận gần đây do iSEE tổ chức cho thấy cộng đồng người đồng tính từ chỗ không tin vào khả năng duy trì quan hệ đồng giới do sự cấm đoán của gia đình và pháp luật, nay đã hy vọng và mong muốn có cuộc sống lứa đôi lâu dài. Những thay đổi này một phần là nhờ những hoạt động cộng đồng, một phần do xã hội ngày càng cởi mở hơn, đặc biệt do báo chí gần đây phản ánh chân thực hơn về cộng đồng và lên tiếng ủng hộ quyền của người đồng tính” - TS Bình cho biết.

Nên có định chế riêng

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, việc Bộ Tư pháp nghiên cứu, điều chỉnh Luật Hôn nhân - Gia đình, trong đó cân nhắc bãi bỏ quy định cấm người đồng giới kết hôn là việc làm rất đáng hoan nghênh. Trước đây, do khoa học chưa phát triển nên trong suy nghĩ của nhiều người, chỉ có hai giới là nam và nữ.
Giờ đây, nhận thức đã thay đổi, khoa học thế giới đã khẳng định đồng tính không phải bệnh mà là thuộc tính của giới thứ ba thì việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhóm người này là điều cần thiết. “Người đồng tính cũng có mưu cầu hạnh phúc như tất cả mọi người và pháp luật phải bảo vệ điều đó, tránh đẩy họ vào tâm trạng bức bối, dễ có hành động vi phạm pháp luật” - GS Thuyết nói.

GS Thuyết cũng cho rằng khi sửa luật, rất cần điều tra, lấy ý kiến của cộng đồng người đồng tính để họ lên tiếng. “Việc xã hội chấp nhận hôn nhân đồng giới hay không phụ thuộc nhiều vào quan điểm và công tác tuyên truyền của cơ quan quản lý Nhà nước. Nếu những người làm luật vẫn giữ những quan niệm cũ thì khó mà thay đổi được nhận thức xã hội” - ông bày tỏ.

Một chuyên viên Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp), cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Hôn nhân - Gia đình sửa đổi, cho biết có một xu thế mà nhiều người nhất trí là không nên can thiệp vào cuộc sống chung của người đồng tính. Đó là quyền lựa chọn của họ.
Theo chuyên viên này, một bộ phận không nhỏ người đồng tính sống chung với nhau dựa trên mục đích hình thành một gia đình, dẫn tới việc phát sinh quan hệ nhân thân, tài sản và con nuôi. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy nên có chế định riêng về hậu quả pháp lý của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính. Sửa đổi Luật Hôn nhân - Gia đình lần này cũng sẽ phải cân nhắc quy định về vấn đề này.

11 nước đã công nhận

Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân của hai người có cùng giới tính sinh học hoặc giới tính xã hội được chấp nhận về mặt luật pháp hay xã hội.

Đến giữa tháng 6-2012, hôn nhân đồng tính đã được chính thức công nhận tại 11 quốc gia, gồm: Argentina, Bỉ, Bồ Đào Nha, Cananda, Đan Mạch, Hà Lan, Iceland, Na Uy, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển. Trong đó, Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép (từ năm 2001). Ngoài ra, ở Mỹ, Úc và Mexico, hôn nhân đồng tính được công nhận ở vài bang, vùng.

A.Q

Kỳ tới: Nới lỏng từng bước

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo