xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm việc thời khó khăn

Bài và ảnh: PHAN ANH

Không kén việc, không ngại đi xa, không chăm bẵm vào lương bổng là cách người lao động tìm việc trong thời buổi khó khăn

Tại sàn giao dịch việc làm lần 10 do Trung tâm Giới thiệu việc làm TPHCM vừa tổ chức, đã gần 12 giờ trưa nhưng chị Nguyễn Thị Vân vẫn chăm chú vào các thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp. “Tôi hy vọng mình sẽ tìm được việc làm để chấm dứt hơn nửa năm thất nghiệp” - Vân cho biết.

Có kỹ năng, kinh nghiệm vẫn... thất nghiệp

Vân tốt nghiệp ngành ngôn ngữ học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM năm 2011. Công việc đầu tiên chị ứng tuyển là biên tập viên cho một website. Nhưng sau 2 tháng nộp hồ sơ, phỏng vấn rồi chờ đợi, câu trả lời Vân nhận được là “chờ thông báo”.
Chờ mãi vẫn không thấy nơi nào gọi, Vân chuyển sang ứng tuyển vào vị trí nhân viên tổ chức sự kiện và nhân viên văn phòng. Nhưng tình hình cũng không sáng sủa hơn. “Cũng có nhiều công ty gọi tôi đi phỏng vấn nhưng họ chỉ muốn tuyển nhân viên bán hàng” - Vân ngán ngẩm.
img

Ứng viên tìm việc tại Ngày hội “Nhân lực trẻ” do Trường ĐH Kinh tế và ĐH Nông Lâm tổ chức

Còn Nguyễn Hồ Sa (ngành quản trị kinh doanh - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cơ sở TPHCM) cũng gửi hồ sơ tìm việc qua mạng và trực tiếp đến các công ty nhưng vẫn thất nghiệp gần 7 tháng nay.
Hồ Sa cho biết: “Trước khi đi tìm việc, tôi đã học thêm các khóa về kỹ năng mềm; tham gia các hoạt động xã hội tại các mái ấm, nhà mở; tự kinh doanh hoa vào các ngày lễ để có thêm kinh nghiệm. Khi trả lời phỏng vấn, tôi thấy nhà tuyển dụng tỏ ra hài lòng nhưng không hiểu sao tôi vẫn không trúng tuyển”.
Không chỉ sinh viên mới ra trường khó tìm việc mà ngay cả những người có kinh nghiệm lâu năm cũng không dễ tìm việc trong thời điểm này. Anh Trần Quốc Tuấn, Phó Phòng Thiết kế Công ty Truyền thông D.N (quận 3 - TPHCM) chỉ vì xích mích với người quản lý trực tiếp nên đã xin nghỉ việc.
“Trước đó, rất nhiều người rủ rê tôi về cộng tác nhưng khi tôi thất nghiệp rồi thì tìm tới chỗ nào họ cũng chỉ hứa. Đến nay, sau hơn một năm nghỉ việc, tôi vẫn phải lãnh “lương” của vợ. Nhiều lúc rất muốn xin về công ty cũ nhưng lại thấy ngại. Thời buổi này, có được công việc ổn định là mừng, tôi khuyên các bạn trẻ đừng đứng núi này trông núi nọ” - anh Tuấn than thở.

Đừng chăm bẵm vào lương bổng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2012, cả nước có hơn 26.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động. Còn tại TPHCM, 6 tháng đầu năm 2012, số người lao động đăng ký thất nghiệp là 70.397 người, tăng 22.009 người so với cùng kỳ năm 2011.

Bên cạnh những yếu tố khách quan về tình hình kinh tế khó khăn, thị trường lao động thu hẹp thì nguyên nhân người lao động khó có việc làm đến từ chính bản thân người tìm việc. Ông Trần Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Nguồn lực Quốc tế, phân tích: “Nhiều ứng viên nghĩ “rải” hồ sơ tìm việc khắp nơi, đăng ký trực tuyến hàng chục vị trí sẽ giúp gia tăng cơ hội việc làm nhưng điều đó hoàn toàn phản tác dụng nếu các bạn không có định hướng, mục tiêu nghề nghiệp cụ thể. Đặc biệt, hồ sơ tìm việc được viết chung chung, không viết cụ thể cho một công ty nào thì cơ hội việc làm của bạn càng thấp”.

Còn bà Lương Thị Thúy Ngân, Giám đốc nhân sự Tổng Công ty Liksin, cho rằng giai đoạn này ,nếu ứng viên cứ chăm bẵm vào lương bổng sẽ rất khó tìm được việc. “Các bạn trẻ không nên quá kén chọn, chờ đợi công việc với lương cao. Nếu mức lương chấp nhận được, môi trường làm việc tốt, có cơ hội phát triển, thăng tiến thì các bạn không nên bỏ lỡ”.
Bà Thúy Ngân khuyên như vậy và cho biết thêm hiện nay, nhiều người lao động ngại đi xa, ngại làm những việc đòi hỏi sự kiên trì, không thích thử sức ở những lĩnh vực mới, so đo công việc và mức lương... Chính những điều này sẽ làm cho quá trình tìm kiếm một công việc ổn định càng thêm khó khăn.

BÀ NGUYỄN THỊ THANH THỦY, GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ TỔNG CÔNG TY BẾN THÀNH:

Nắm bắt cơ hội

Tất cả các sinh viên đều có một cơ hội việc làm tuyệt vời, đó là khoảng thời gian đi thực tập. Hãy tận dụng cơ hội thực tập để thể hiện năng lực bản thân. Đa số sinh viên đi thực tập chỉ quan tâm đến kết quả thực tập, luận văn tốt nghiệp mà không xem đây là một cơ hội việc làm để rồi không tập trung hết sức vào công việc. Nếu họ nhận thấy bạn có năng lực phù hợp với công việc, có sự nhiệt tình và tâm huyết, mong muốn gắn bó, họ sẽ sẵn sàng tuyển dụng bạn ngay khi bạn tốt nghiệp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo