xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hơn 37 tỉ đồng cho “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa”

NLĐO

(NLĐO)- 20 giờ 30 phút ngày 15-7, liên khúc Biển đảo quê hương và biển sáng đã mở đầu chương trình chương trình đặc biệt “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa,Trường Sa” do Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì tổ chức, Đài Truyền hình TPHCM phối hợp truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9.

Ngay sau đó, vùng biển tươi đẹp của Việt Nam hiện lên sinh động và tươi sáng qua video clip. Vùng biển Việt Nam gồm gần 3.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là Trường Sa và Hoàng Sa. Chính phủ xác định chúng ta có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa gần gấp 3 lần diện tích đất liền, khoảng trên 1 triệu km2.
 
Có thể nói, biển chỉ là niềm tự hào của Việt Nam về cảnh sắc phong phú, tươi đẹp mà còn là nguồn tài nguyên quý giá, được quý như vàng bạc.
 
20 giờ 38 phút: MC Mạnh Cường giới thiệu chương trình THTT chủ đề “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa” do Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam và Đài Truyền hình TPHCM phối hợp tổ chức.
 
Đến tham dự chương trình có Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng cùng lãnh đạo tỉnh Bình Thuận, lãnh đạo TPHCM cùng đại diện các doanh nghiệp, các nghiệp đoàn nghề cá các tỉnh...
 
img
 
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, ông Đặng Ngọc Tùng phát biểu về mục đích, ý nghĩa của chương trình
 
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, ông Đặng Ngọc Tùng phát biểu về mục đích, ý nghĩa của chương trình hôm nay: "... Đồng hành với cả dân tộc, hàng triệu ngư dân chúng ta cũng đang ngày đêm bám biển, bám ngư trường truyền thống bao đời nay của cha ông tổ tiên chúng ta, đó là ngư trường Hoàng Sa và ngư trường Trường Sa để đánh bắt, nuôi trồng thủy sản là nguồn sống của tất cả gia đình ngư dân dân, góp phần ổn định, phát triển kinh tế quốc dân, làm giàu cho quê hương, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
 
Nhưng trong những năm gần đây, bão tố thường xảy ra, biển Đông dậy sóng gây vô vàn khó khăn cho ngư dân chúng ta trên biển, có tàu cá bị bão tố nhấn chìm, có tàu cá bị tàu lạ đâm chìm, có tàu cá bị bọn cướp biển cướp, có tàu bị Trung Quốc bắt thu tàu, thu lưới và toàn bộ ngư cụ…; vì vậy, đã có bao gia đình phải ly tán, con mất cha, vợ mất chồng, bố mẹ mất những người con thân thương nhất và những người được may mắn trở về thì đã bị mất tàu, mất lưới, mất tất cả tài sản cả đời của họ đã dành dụm.
 
Để góp phần chia sẻ những đau thương, mất mát đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động Chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa” thân yêu, kêu gọi các nhà hảo tâm, các tổ chức, đơn vị, các đoàn viên Công đoàn và nhân dân cả nước đóng góp vào Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng để giúp ngư dân mất tàu bám biển, bám ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu của chúng ta.
 
Mỗi đoàn viên Công đoàn hãy soạn tin nhắn ND gửi 1407 tức là đã ủng hộ ngư dân 14.000 đồng. Bảy triệu rưỡi đoàn viên CĐ chúng ta hãy là chỗ dựa tin cậy cho ngư dân yên lòng ra khơi và cả dân tộc Việt Nam chúng ta sẽ là chỗ dựa vững chắc cho ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển, bám ngư trường truyền thống Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc..."
 
Một số hình ảnh về ngành thủy hải sản và du lịch Việt Nam khai thác từ biển được chiếu lên màn hình. Với đoạn phim ngắn này, chương trình muốn người xem phần nào hình dung những nguồn lợi lớn được khai thác từ đại đại dương thuộc chủ quyền biển đảo Việt Nam. Nước ta là một quốc gia có biển lớn trong vùng Biển Đông.
 
Biển Việt Nam dài và đẹp, lại chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, có nhiều tiềm năng phát triển các lĩnh vực kinh tế biển quan trọng. Kinh tế biển đã, đang và sẽ đóng góp rất quan trọng cho nền kinh tế nước nhà. Trong đó kinh tế hàng hải và các dịch vu đi kèm đã trở thành 1 ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển trong chiến lược biển đến năm 2020. 
 

img

Ca sĩ Thụy Vân và Cao Minh cùng nhóm múa góp mặt cùng chương trình với ca khúc Tình ta biển bạc đồng xanh (sáng tác Hoàng Sông Hương).
 
20g53: Video clip về ngư trường và hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Quảng Ngãi và Bình Thuận. Qua đó, khán giả sẽ hiểu hơn những cố gắng từng ngày của ngư dân Việt Nam trong quá trình khai thác sự giàu có mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước ta.
 
20g55: Ca sĩ Đức Tuấn cùng tốp nữ và tốp múa minh họa thể hiện bài Biển hát chiều nay (sáng tác Hồng Đăng). Bài hát tô đậm thêm sự gắn bó thiết thân giữa người với biển. Hơn ai hết, những ngư dân cảm nhận rất rõ mối liên kết này.
  

img

Để hình dung phần nào tình cảm gắn kết trên, HTV gởi đến khán giả những hình ảnh sống động của ngư trường và ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi mà nhóm PV của HTV vừa ghi hình cách đây vài ngày.
 
21g03: MC Mạnh Cường tiếp tục giới thiệu địa danh thân quen của biển đảo quê hương, đó là đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Và MC Quỳnh Giang sẽ tiếp tục nối liền chương trình THTT “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa” giữa TPHCM với huyện đảo Lý Sơn của tỉnh Quảng Ngãi.
 
Ngay sau đó là những hình ảnh tại đầu cầu đảo Lý Sơn. Ngoài những vị lãnh đạo UBND huyện Lý Sơn, 3 vị khách mời là ngư dân Lê Vinh, Mai Phụng Lưu, Trần Hiền thì có rất đông đảo bà con đến tham dự chương trình. Sâu khấu với những chiếc ghế nhựa, những ngọn đèn đơn sơ, những người dân mộc mạc, đằng sau là những chiếc tàu cá… Chỉ vậy thôi nhưng toát lên một không khí ấm cúng.
 
Chia sẻ về sự gắn bó với nghề đi biển, nhất là gắn bó với vùng biển Hoàng Sa, ông Vinh, ông Lưu, ông Hiều đều cho biết, đó là nghề của cha ông, vùng biển mà cha ông họ đã đến, khai thác để kiếm sống cho gia đình từ bao đời nay; họ lớn lên lại theo cha ông đi biển, đi Hoàng Sa.
 
 “Cha con tôi rất nhiều lần đến Hoàng Sa, đã từng thắp nhang và hốt ở đó những nắm đất về để làm kỷ niệm”, ông Lưu chia sẻ.
 
Ca khúc Xa khơi của tác giả Nguyễn Tài Tuệ được cất lên làm ấm cả một vùng biển ở đảo Lý Sơn qua giọng hát của ca sĩ Quỳnh Liên với phần đệm ghi ta của nhạc sĩ Phan Hồng Sơn.
 
"Ai xa khơi dù chỉ một lần
Mới hiểu hết thăng trầm của biển
Để có được những ngày tĩnh lặng
Thì sá gì giông tố biển ơi".
 
Sau những vần thơ tha thiết là video clip về những hình ảnh vật vã, đau đớn chết chết ngất của những người phụ nữ ở cù lao Mỹ Tân, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, nơi được mệnh danh là “xóm không chồng” do cơn lốc xoáy năm 1991 làm 67 người đàn ông thiệt mạng.
 

img


21 giờ 10 phút, tại nhà hát truyền hình TPHCM, chia sẻ với mọi người chị Bùi Thị Vân, ngụ cù lao Mỹ Tân, xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, một người phụ nữ đã mất chồng trong những chuyến đi biển, khóc kể: “tưởng chừng đã chết theo chồng” khi 21 năm trước chồng chị ra biển rồi ra đi mãi mãi.
 
Lúc ấy chị có một con và đang mang thai đứa con thứ hai 6 tháng. Rồi chị vượt dậy, gắng gượng nuôi con sống qua ngày bằng đủ thứ nghề: buôn cá, làm nước mắm, chở gỗ, làm thuê để nuôi con.
 
Không chỉ một mình chị mà 67 người đàn bà cùng cảnh ngộ như chị đã phải vượt qua tất cả sau nỗi đau mất chồng đã nuôi con khôn lớn, được học ĐH, được thành người hữu ích cho xã hội.
 
Chị Vân nhiều lần nghẹn lời khi ôn lại kỷ niệm đau thương, tang tóc của quê mình hơn 10 năm về trước. 
 
Để khán giả có thể hiểu hơn những nỗ lực của người phụ nữ này, chương trình giới thiệu video clip về hoạt động của chị Vân vừa lao động sinh nhai vừa hoạt động công tác xã hội tại địa phương.
 

img

 
Đại diện cho chính quyền và người dân TPHCM bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM tặng hoa cho người phụ nữ đầy nghị lực này.   
 
21 giờ 20 phút, trở lại đầu cầu Lý Sơn qua những chia sẻ của những người đàn ông đi biển về gia đình, về vợ để hiểu hơn câu ca dao: "Lấy chồng đi biển hồn treo cột buồm".
 
Theo 3 khách mời, khi người đàn ông đi biển, do sóng gió mênh mông, không có sóng điện thoại nên vợ chỉ biết chồng mình trên biển Đông chứ chẳng biết chính xác ở chỗ nào. Nếu thấy bão gió mà không thấy về là biết đã bị sóng đánh chìm; nếu thấy lâu lâu không về là biết đã bị nước ngoài bắt.
 
Thương vợ, thương con nhưng vì miếng cơm manh áo nên vẫn phải đi. Chỉ biết giảm bớt nỗi lo cho vợ con bằng cách giấu bớt những nỗi khó khăn, vất vả trên biển.
 
Vinh dự và tự hào là một ngư dân được bám biển của ngư dân Mai Phụng Lưu được nhớ đến với 4 lần bị tàu Trung Quốc tịch thu tài, dụng cụ hành  nghề khiến ông phải cầm cố căn nhà để vay mượn.  
 
21 giờ 30 phút, video clip về "sói biển" Mai Phụng Lưu và gia đình. Qua đó, có lẽ xúc động nhất là những hình ảnh hai cha con thắp nhang trên một bãi cát ở đảo Hoàng Sa và bao cát họ hốt về từ đó.
 
Trở lại với  buổi giao lưu, trả lời câu hỏi của MC Quỳnh Giang về tâm tư, nguyện vọng hiện tại, 3 khách mời đều mong muốn được nhà nước quan tâm hỗ trợ kinh phí để yên tâm bám biển. 3 tháng trước, ông Vinh bị tàu nước ngoài cướp tàu; ông Hiền bị cướp hết ngư cụ nên mong muốn được tạo điều kiện mua sắm lại phương tiện để tiếp tục vươn khơi.
 
21 giờ 40, giao lưu với em Nguyễn Thị Thu Huệ, con chị Vân. Em đã chia sẻ sự xúc động khi đến với chương trình, sự đồng cảm với những gia đình có người mất sao trận lốc xoáy.
 
Theo em Huệ, chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Trường Sa, Hoàng Sa” rất có ý nghĩa và mong sao có nhiều chương trình như vậy để những nhà hảo tâm đóng góp hỗ trợ như dân bám biển”. Em cũng cho biết, sẵn sàng làm tất cả để đóng góp sức mình vì biển đảo quê hương.
 
Quỹ Chung một tấm lòng trao tặng 20.000 triệu đồng cho Thu Lệ và em gái là Mỹ Liên để hai chị em có thể hoàn thành việc học.
 
21 giờ 50: MC Mạnh Cường kêu gọi những vị đại biểu có mặt tại Nhà hát truyền hình TPHCM nhắn tin qua điện thoại ủng hộ chương trình. Công bố tên những doanh nghiệp, đơn vị ủng hộ tiền, vật chất cho chương trình "Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa".
 
Một số hình ảnh các đơn vị ủng hộ tiền, vật chất cho chương trình:
 
 
img
 
img
 
img
 
 
img
 
img
 
Tiếp theo là những âm điệu da diết, ngọt ngào của bài vọng cổ "Biển tím tình em" qua phần biểu diễn của nghệ sĩ Quế Trân và Tuấn Giao; liên khúc Sóng biển rì rào (sáng tác Phan Huỳnh Điểu) và Tình biển (sáng tác Trần Quang Huy) do nhóm thiếu nhi Sido, Hạ Trâm và tốp ca nam trình bày.
 
Khép lại chương trình là một tin vui: Cuối giờ, Hội cựu chiến binh TPHCM ủng hộ 50 triệu đồng cho chương trình!
 
Như vậy, đến 22 giờ, Chương trình "Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa" đã nhận được tổng trị giá tiền và vật chất hơn 37 tỉ đồng từ các đơn vị, cá nhân.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo