xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhạc số ăn cắp bản quyền trắng trợn

Huy Nguyên

Sau Mỹ Tâm, Lệ Quyên là ca sĩ thứ hai sẽ khởi kiện một số trang mạng, mạng viễn thông ăn cắp trắng trợn bản quyền của mình

img
Không ít trang mạng âm nhạc đã sử dụng không xin phép chủ thể quyền tác giả âm nhạc
Người quản lý của ca sĩ Lệ Quyên cho biết hôm nay, 16-7, ca sĩ này sẽ chính thức làm việc với luật sư để gửi đơn đến Tòa Dân sự TAND TPHCM kiện nhiều đơn vị kinh doanh nhạc số đã ăn cắp trắng trợn bản quyền các bản ghi âm ca khúc từ những album nhạc của cô đã phát hành. Người quản lý của ca sĩ Lệ Quyên bức xúc nói hầu hết các trang web âm nhạc, các mạng điện thoại di động hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đã tự tiện đăng tải và cho người truy cập, cho khách hàng của mình lấy xuống sử dụng, lưu trữ, làm thành nhạc chuông, nhạc chờ các ca khúc của ca sĩ này.

“Xơi tái” chỉ sau 3 ngày

Album Tình khúc yêu thương của ca sĩ Lệ Quyên gồm những ca khúc hay của Nguyễn Nam, Bảo Chấn, Kim Tuấn, Quốc Bảo, Đức Trí... Đây là album mới nhất của Lệ Quyên được đầu tư nhiều công sức, tiền bạc nhưng theo người quản lý của ca sĩ này, chỉ mới phát hành được 3 ngày, nó đã bị các trang web âm nhạc và một số nhà mạng “xơi tái”. 

Trước đó, Bến Thành Audio & Video đã phát đơn kêu cứu đến Thanh tra Sở Thông tin - Truyền thông, Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vì album Tình đẹp như mơ, gồm 10 ca khúc của Lam Phương, do 2 ca sĩ Cẩm Ly - Quốc Đại trình bày (Bến Thành Audio & Video sản xuất) đã bị nhiều trang mạng âm nhạc sử dụng nhưng không xin phép. Ngoài Tình đẹp như mơ, bộ album gồm 7 đĩa - Tuyển tập những ca khúc trữ tình Cẩm Ly - Quốc Đại (71 bài ăn khách nhất) vừa ra mắt đã bị “xơi tái”.

Ông Huỳnh Tiết, Giám đốc Bến Thành Audio &Video, cho biết tình trạng vi phạm bản quyền một cách trắng trợn như vậy đang diễn ra hằng ngày và đều khắp ở các trang nhạc số, nhà mạng hoạt động hợp pháp trong nước.

Mất trắng

Một đĩa nhạc chất lượng được thực hiện, người đầu tư phải mất vài trăm triệu đồng, có chương trình tiêu tốn tiền tỉ nhưng khi phát hành chưa bán được vài trăm bản đã bị mất bản quyền ngay sau đó. Các nhà sản xuất kêu than một phần thiệt hại do bị các tay sản xuất đĩa lậu sao chép bán tràn lan, phần bị các trang web “xài chùa”, phần bị các nhà mạng lấy làm nhạc chuông, nhạc chờ cho khách hàng của mình. Người đầu tư bỏ ra một số tiền lớn, công sức làm ra nhưng người khác hưởng lợi.

Ông Huỳnh Tiết băn khoăn: “Cứ chương trình nào phát hành ra là mất trắng, bị ăn cắp bản quyền như vậy thì làm sao các hãng sản xuất sống nổi?”.

Nạn nhân của thực trạng ăn cắp bản quyền trong lĩnh vực nhạc số phần lớn là các ca sĩ bởi họ là người đầu tư tiền bạc và công sức nhiều nhất. Vì công việc, họ không thể không có các sản phẩm âm nhạc của mình để giới thiệu đến khán giả nhưng không ai có đủ tiền bạc và công sức để làm ra sản phẩm mà sau đó cứ bị mất bản quyền, không thu lại được đồng nào.

Nhiều ca sĩ nói rằng họ quá mệt mỏi với việc khiếu nại nên bỏ mặc cho ai muốn làm gì thì làm. Ca sĩ Mỹ Tâm từng lên tiếng đòi tác quyền cho mình và được các đơn vị vi phạm bản quyền bồi thường một số tiền. Nhưng xem ra, lợi ích mà Mỹ Tâm thu được không là bao so với công sức mà Mỹ Tâm đã bỏ ra để theo đuổi vụ kiện.

Ông Huỳnh Tiết cho biết có những trang mạng khi nhận được khiếu nại của người bị hại vẫn không chịu tháo gỡ. Đến khi họ chịu tháo gỡ thì  sản phẩm của ca sĩ đã thiệt hại quá lớn rồi.

Người quản lý của ca sĩ Lệ Quyên cho biết có những ca khúc của cô đã mang về cho các nhà mạng hàng chục triệu đồng mỗi ngày khi được khách hàng của họ tải về làm nhạc chuông, nhạc chờ. Vậy mà người được sở hữu quyền tác giả hợp pháp là ca sĩ Lệ Quyên không được hưởng một đồng nào. Đây thật sự là điều bất công.

Không thèm xin phép

Bà Trương Thị Thu Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam, cho biết: “Một số trang mạng kinh doanh âm nhạc có ký hợp đồng sử dụng bản quyền với Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam nhưng chỉ được kinh doanh những bản ghi âm do hiệp hội cung cấp. Trên thực tế, rất nhiều trang mạng khai thác các bản ghi âm thuộc bản quyền của các đơn vị thuộc hiệp hội nhưng chưa được cho phép khai thác (chưa được hiệp hội cung cấp) đã dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà sản xuất chương trình”.

Kỳ tới:Kẻ cắp “già mồm”

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo