xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công bố Luật Biển Việt Nam và 12 luật quan trọng

Thế Dũng

(NLĐO)- Ngày 16-7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 13 Luật, Bộ luật vừa được Quốc hội thông qua, trong đó có Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Giáo dục đại học, Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Công đoàn, Luật Biển Việt Nam...

Ngày 16-7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 13 Luật, Bộ luật được được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 3, gồm: Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Giáo dục đại học, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ luật Lao động (sửa đổi) và Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Giá; Luật Giám định Tư pháp; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Quảng cáo; Luật Tài nguyên nước và Luật Biển Việt Nam.

 

Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương và 55 điều và có hiệu lực từ ngày 1-1-2013. Ông Sơn nhấn mạnh, mục đích của việc xây dựng Luật Biển Việt Nam là để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của nước ra, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

 

img
Luôn bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc
 

Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 Chương, 33 Điều, tăng 2 Chương và 14 điều so với Luật hiện hành. Tại buổi công bố, ông Mai Đức Chính – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - nhấn mạnh, tầm quan trọng của luật khi lần đầu tiên xác định vị trí pháp lý của Công đoàn; xác định quyền thành lập, gia nhập Công đoàn của người lao động; quyền và trách nhiệm của đoàn viên Công đoàn…

Đặc biệt là luật này quy định rõ về tài chính Công đoàn, cụ thể là phí Công đoàn 2% trên quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội và xử lý các tranh chấp.

 
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn giải thích, về những quy định chung, Luật Biển Việt Nam khẳng định: Phạm vi điều chỉnh của Luật Biển Việt Nam gồm các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và các quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong các vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

 

Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo, Luật Biển Việt Nam cũng nêu rõ việc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định pháp luật của Việt Nam, phù hợp với Hiến chương LHQ và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam tham gia.

 

“Theo Luật Biển Việt Nam, mọi cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Nhà nước phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền biển, đảo; khuyến khích việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển; khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển” – ông Sơn nêu rõ. 

 

img
Đội tàu đánh của ngư dân đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) ra đánh cá ở quần đảo Hoàng Sa
 
Đáng chú ý, trong chương II , Luật Biển Việt Nam quy định về Vùng biển Việt Nam gồm 14 điều quy định về chế độ pháp lý của các vùng biển của Việt Nam, bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, đảo, quần đảo và chế độ pháp lý của đảo.

 

Cụ thể, nội thủy của nước ta là vùng nước nằm giữa bờ biển và đường cơ sở. Lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý kể từ đường cơ sở. Nội thủy và lãnh hải Việt Nam hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của nội thủy và lãnh hải cũng thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vùng đặc quyền kinh tế của nước ra rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Thềm lục địa của nước ta là phần đáy biển, lòng đất dưới đát biển rộng tối thiểu 200 hải lý kể từ đường cơ sở và có thể mở rộng đến 350 hải lý theo các điều kiện và thủ tục Công ước Luật Biển năm 1982 quy định.

 

Luật Biển Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển: tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biển dầu, khí và các loại tài nguyên, khoáng sản biển; vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; du lịch biển và kinh tế đảo; khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học – công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; xây dựng và phát triển nguồn lực biển.

 

img
Đại diện của 54 dân tộc đoàn kết bên cột mốc chủ quyền Tổ quốc trên đảo Trường Sa
 
Ngoài ra, Luật Biển VIệt Nam cũng quy định rõ các lực lượng có thẩm quyền tuần tra, kiểm soát trên biển gồm: các lực lượng thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các lực lượng tuần tra, kiểm soát chuyên ngành khác. Các lực lượng này hoạt động theo nhiệm vụ được quy định cụ thể trong luật pháp Việt Nam và được trang bị cờ, sắc phục, phù hiệu có dấu hiệu đặc trưng.

 

“Cùng với việc khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp trên biển, đảo bằng các biện pháp hòa bình, Nhà nước ta đã chuyển một thông điệp quan trọng tới toàn thế giới Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới” – Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.
 

Tết nguyên đán được nghỉ thêm 1 ngày

 

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân cho biết, tại chương VII quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của Bộ luật Lao động (sửa đổi), Điều 115 quy định về nghỉ lễ, tết ghi rõ “người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong Tết Âm lịch 5 ngày”. Nếu ngày nghỉ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

 

Cũng về vấn đề chế độ, luật mới tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ lên 6 tháng. Tuy nhiên lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 4 tháng.
 

Để bảo vệ quyền lợi người lao động về lâu dài, một cách căn cơ, Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết, luật cũng thống nhất quan điểm không tăng giờ làm thêm dù có rất nhiều quan điểm, kiến nghị trước đó. Thời giờ làm thêm tối đa của người lao động, theo đó, được giữ như hiện hành là không quá 200 giờ/năm. Một số trường hợp đặc biệt, số giờ làm thêm được đẩy lên nhưng không quá 300 giờ/năm.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo