Thi môn toán tại ĐH Quốc gia Hà Nội trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012
Chính vì nguyên nhân này, mặc dù chưa thể dự kiến được mức điểm chuẩn năm nay nhưng bà Tĩnh khẳng định điểm chuẩn vào các ngành khối xã hội của trường sẽ tăng cao so với năm 2011.
Khó vào trường y hơn
Bà Nguyễn Thị Thìn, Trưởng Phòng Đào tạo - Học viện Ngoại giao, cũng cho hay năm nay, ngành ngôn ngữ Anh của trường nhận được hồ sơ tuyển thẳng của hơn 10 TS, trong khi chỉ tiêu của ngành này chỉ khoảng trên 70. Đây đều là những sinh viên rất giỏi tiếng Anh nên trường ưu tiên nhận toàn bộ TS đoạt giải. Điểm chuẩn vào ngành này các năm trước dao động từ 24-28, dự kiến năm nay có thể tăng lên.
Lãnh đạo Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng cho biết đã có thông báo trúng tuyển với 49 hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng vào trường. Ngành có số đăng ký xét tuyển thẳng nhiều nhất là lịch sử với hơn 20 TS, trong khi chỉ tiêu của ngành là 90.
Giữa tháng 4 năm nay, Bộ GD-ĐT đã có công văn bổ sung danh mục ngành tuyển thẳng đối với TS đoạt giải môn sinh. Theo đó, TS đoạt giải nhất, nhì, ba được tuyển thẳng vào các trường ĐH y. Như vậy, cuộc cạnh tranh để có một chỗ ngồi trong giảng đường trường y sẽ cực kỳ khốc liệt.Ông Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, nói trường chưa có thống kê cuối cùng về số TS tuyển thẳng nhưng ai cũng hiểu điểm chuẩn vào các trường ngành y vốn đã ở mức cao chót vót nay sẽ càng cao hơn.
Trường tốp dưới canh cánh nỗi lo
Trong khi các trường tốp trên dự kiến điểm chuẩn sẽ tăng thì trường tốp dưới dù lấy điểm bằng sàn vẫn canh cánh nỗi lo TS “ảo” trong quá trình xét tuyển.
Là trường đầu tiên công bố kết quả thi, Trường ĐH Dân lập Hải Phòng dự kiến sẽ dành tới hơn 90%, tức khoảng 2.000 chỉ tiêu, để xét tuyển. GS Trần Hữu Nghị, hiệu trưởng nhà trường, phân tích rằng việc cho phép hạ điểm chuẩn sẽ rất dễ gây ra tình trạng rối loạn không phải của một trường mà là cả hệ thống. Các trường sẽ rơi vào tình trạng luôn luôn không ổn định vì không biết TS có học ở trường mình hay không. Tâm lý TS cũng không yên tâm vì phải chờ đợi xem trường dự thi có hạ điểm chuẩn hay không.
Một chuyên gia tuyển sinh nhận định việc các trường được phép hạ điểm chuẩn trong xét tuyển sẽ khiến khâu tuyển sinh rối tung. Cách làm này chưa chắc giúp những ngành khó tuyển có thể tuyển đủ chỉ tiêu, ngược lại còn ảnh hưởng đến cơ cấu ngành nghề về lâu dài.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết điểm chuẩn các trường năm nay chỉ cần bảo đảm 2 điều kiện: Điểm trúng tuyển không được thấp hơn điểm sàn quy định cho từng khối thi và số lượng TS trúng tuyển không được vượt chỉ tiêu đã thông báo. Nếu điểm chuẩn nguyện vọng 1 vào trường lần xét tuyển trước cao, trường không tuyển đủ chỉ tiêu thì lần xét tuyển tiếp theo có thể hạ thấp nhưng không thấp hơn điểm sàn.
Trước lo ngại của nhiều trường về tình trạng lộn xộn có thể diễn ra trong xét tuyển, ông Ga cho rằng thông thường số TS đã trúng tuyển nguyện vọng 1 chiếm khoảng 70%, chỉ có 25%-30% số TS tham gia xét tuyển các đợt còn lại. Con số này sẽ được tự điều chỉnh khi có thời gian. Vì thế, năm nay thời gian tuyển sinh đã được kéo dài hơn để tăng thêm quyền lợi cho TS. n
Năm nay, có 1.231 TS đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Như vậy, ít nhất sẽ có hơn 1.200 TS được tuyển thẳng và phần lớn các TS này chắc chắn sẽ chọn các trường tốp trên để học.
Bình luận (0)