Báo The Sydney Morning Herald (Úc) hôm 21-7 dẫn lời ông Russell cho biết cuộc đối đầu gần đây giữa Philippines và Trung Quốc tại khu vực tranh chấp ở biển Đông có lúc “đã đe dọa leo thang và tạo ra một kịch bản gây lo ngại sâu sắc đối với mọi quốc gia trong khu vực”. Vì thế, ông Russell cho rằng việc thông qua COC là cần thiết để tránh kịch bản trên xảy ra.
Ông Russell nói thêm rằng dù không liên quan đến các tranh chấp ở biển Đông nhưng Mỹ, với tư cách là một cường quốc ở Thái Bình Dương, có quyền “thông báo cho khu vực biết những nguyên tắc được cho là quan trọng đối với Washington”, trong đó có sự tự do hàng hải và việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình. Ông nhấn mạnh Mỹ muốn có một “khuôn khổ mang tính ràng buộc” để tránh bất kỳ xung đột hoặc để giải quyết chúng một cách hòa bình.
Trung Quốc gần đây cho biết sẽ đồng ý thảo luận về COC khi “thời điểm chín muồi”. Theo ông Vikram Singh, quan chức Lầu Năm Góc phụ trách chính sách quốc phòng của Mỹ ở châu Á, bây giờ chính là thời điểm chín muồi để Bắc Kinh làm như thế.
Nói là thế nhưng Trung Quốc lại tiếp tục để lộ bản chất “nói một đường làm một nẻo” sau khi cho biết Ủy ban Quân sự Trung ương (CMC) nước này đã phê chuẩn việc thành lập và triển khai quân đồn trú tại cái gọi là “thành phố Tam Sa” vừa được lập ra bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Theo Tân Hoa Xã, lực lượng này sẽ “chịu trách nhiệm quản lý việc huy động về quốc phòng, quân dự bị cũng như tiến hành các hoạt động quân sự tại Tam Sa”.
Nga lên tiếng vụ bắt tàu cá Trung Quốc Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich hôm 20-7 cho biết sẽ giải quyết vụ 2 tàu cá Trung Quốc bị Moscow bắt giữ mới đây thông qua các cơ chế song phương.
Ông Lukashevich nhấn mạnh rằng 2 nước có các cơ chế song phương để giải quyết mọi bất đồng, trong đó có vụ việc nói trên. Đây được xem là phản ứng đầu tiên của Moscow sau khi Bắc Kinh lên tiếng đòi Nga thả 2 tàu cá bị bắt do đi vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này. |
Bình luận (0)