xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thánh chiến ở Syria

NGUYỄN CAO

Những gì xảy ra ở Syria không hẳn là một cuộc nổi dậy của người dân chống lại chế độ Bashar al-Assad mà chủ yếu là một cuộc nội chiến giữa tín đồ Hồi giáo phái Sunni và phái Alawi

Đó là nhận định của ông Halil Karaveli, một học giả cao cấp thuộc tổ chức Sáng kiến Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Á và Caucasus, trên đài tiếng nói nước Nga. Theo học giả này, bằng cách cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy đa số là phái Sunni để lật đổ chính quyền Damascus, các nước phương Tây đang đổ dầu vào lửa làm bùng phát căng thẳng tôn giáo ở Syria.

Vùng đất của hận thù tôn giáo

Homs, tỉnh lớn nhất Syria, đang trở thành đấu trường lớn nhất của chủ nghĩa bè  phái và chủ nghĩa cực đoan, theo nhật báo Ai Cập Al-Akhbar. Ở đây đã xảy ra những vụ tàn sát lẫn nhau giữa các tín đồ giáo phái cực đoan.

Mặc cho một số cơ quan truyền thông phương Tây ủng hộ “Cách mạng Syria” nói đến tính thống nhất của người dân Syria trong cuộc nổi dậy chống chính quyền ông al-Assad, thực tế ở Homs cho thấy có một sự khác biệt lớn lao trên thực địa.
 
img
Quân đội tự do Syria ở Homs. Ảnh: REUTERS

Homs là nơi chung sống hòa bình của những cộng đồng Hồi giáo phái Sunni và phái Alawi, cùng với cộng đồng người Công giáo từ nhiều thế kỷ. Giờ đây, theo Al-Akhbar, những cộng đồng này bị cuốn vào vòng xoáy của bạo lực tôn giáo mà trong một số sự việc thể hiện ở con số người bị giết, thi thể bị rạch mặt, bị bắt cóc không nhỏ.

Hai huyện al-Zahraa và al-Nuzha của người Alawi từng bị lực lượng FSA (Quân đội Tự do Syria) của  phe nối dậy tấn công bằng đạn cối. Vậy mà vẫn có người bênh vực rằng đó chỉ là phản ứng nhỏ đáp lại sự tàn ác của chế độ al-Assad.

Ngược lại, 4 huyện Bab al-Sebaa, Baba Amr, al-Khalidiya và Deir Balaa, nơi sinh sống chủ yếu của cộng đồng người Sunni, giờ đây gần như bỏ hoang vì dân cư đã lánh sang các tỉnh lân cận gần hết do không chịu nổi những cuộc tấn công dữ dội của quân đội chính phủ. Thành phố Homs được các phương tiện truyền thông phương tây gọi là “thủ đô của quân nổi dậy”.

Nhiều người Sunni đã ở lại đầu quân cho phe nổi dậy, phần lớn là những tín đồ Hồi giáo tự xưng là chính thống. Họ gọi cuộc chiến ở Syria là thánh chiến. Họ rất căm ghét người Alawi, nhất là thành viên của chính phủ ông al-Assad mà họ gọi là những kẻ phản trắc cần phải tiêu diệt.

Hassan Harba, 30 tuổi, là một chiến binh Sunni như vậy, từng bị quân đội chính phủ bắn trọng thương phải sang Lebanon chữa trị. Anh ta lúc nào cũng hùng hổ tuyên bố: “ Tất cả những người Alawi phải bị làm thịt”.

Giữa 2 làn đạn

Cộng đồng người Công giáo cũng bị liên lụy. Một giáo sĩ Công giáo Syria ở  phía Tây cố đô Homs tỏ ra bức xúc trên tờ The Wall Street Journal: “Tình hình ở đây ngày càng tệ hại. Người dân đối xử với nhau như kẻ thù”.

 Phần lớn người Công giáo Syria ủng hộ chính phủ Tổng thống al-Assad  vì dưới chính quyền đó họ được tự do hành đạo nhất so với các nước Ả Rập khác ở Trung Đông. Một số  tỏ thái độ trung lập. Vì vậy, họ thường bị coi là người của chính phủ và bị lực lượng nổi dậy coi như kẻ thù.

Hậu quả là khoảng 30 ngôi làng của người Công giáo có tên Wadi al –Nasara (thung lũng người Công giáo) gần như không còn giáo dân nào. Họ chạy sang Zahleh, thành phố biên giới ở miền Đông Lebanon  để tị nạn.
 
img
Một gia đình Công giáo Syria tị nạn ở Lebanon. Ảnh: BARNABAS AID

Mahmoud Harba, 25 tuổi, một người Sunni theo phe nổi dậy bị quân đội Syria bắn gãy chân, kể lại: Ở Qusayr, một thị trấn nằm ở phía Đông Nam cố đô Homs, một số người Công giáo thân chính phủ giúp chính phủ bằng cách ghi tên những người đi biểu tình chống chính phủ gửi về quân đội Syria bằng tin nhắn điện thoại di động. 

Quân nổi dậy càng có cớ để trả thù người Công giáo ở Qusayr. Mùa hè năm ngoái, một trong 3 anh em của một gia đình Công giáo đã bị sát hại không thương tiếc vì nghi ngờ chỉ điểm của quân đội chính phủ. Sau đó, Hanna Kasouha, anh của người bị hại, dựng một chốt an ninh gần nhà và được quân đội chính phủ cung cấp vũ khí để  bảo vệ bản thân và gia đình.

Vì hành động bị cho là “phản cách mạng” này, quân nổi dậy đã bắt cóc cậu của Kasouha. Để trả đũa, Kasouha tổ chức bắt cóc 8 người Hồi giáo địa phương.

Các bô lão của 2 cộng đồng Sunni và Công giáo thương lượng trao đổi “con tin” hồi cuối tháng 2 vừa qua. Tại cuộc đàm phán,  Kasouha hứa sẽ rời khỏi Qusayr.  Thế nhưng, sau khi trao đổi con tin, Kasouha  đưa mẹ và em trai đi lánh nạn còn mình quay trở về nhà trốn trên trần . Khi quân Sunni đến gần nhà, Kasouha tấn công họ. Hai ngày sau, người Sunni quay trở lại giết chết Kasouha và cha anh trong một cuộc đấu súng dữ dội.

Tổ chức từ thiện Barnabas Aid cho biết tháng 6 vừa qua, gần 10.000 người Công giáo ở Qusayr đã di tản sau khi bị một thủ lĩnh phe nổi dậy gửi tối hậu thư buộc phải rời khỏi thành phố trong vòng 6 ngày.

Kỳ tới: Khi người Alawi cũng nổi dậy

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo