xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cứu kiểu đó con gì không chết!

Thiên Kim (Tổng hợp)

(NLĐO) - Đó là nhận định của hàng trăm bạn đọc về thông tin con bò tót “quậy” trong Sân bay Quốc tế Phú Bài (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) chết sau khi được các chuyên gia cứu hộ.


Trong nhiều ý kiến gởi về tòa soạn, nhiều bạn đọc bày tỏ tâm trạng “sốc” khi hay tin con vật xinh đẹp, khỏe mạnh mà phải chết oan. Và họ còn sốc hơn khi các chuyên gia nhận định, việc tiêm nhiều liều thuốc mê vào con bò, cẩu lên xe tải đưa về nơi ở mới là đúng quy trình.

Như tin đã đưa, trong quá trình truy đuổi con bò, các chuyên gia đã bắn vào nó 6-7 mũi thuốc mê. Việc làm này, theo nhiều bạn đọc là sai lầm.

Bạn đọc Hoàng Nam Phong tiếc rẻ nhận xét: Đây là sai sót chuyên môn nghiêm trọng. Với liều lượng thuốc mê như thế thì trọng lượng bò 12 tấn cũng chết huống hồ chỉ 1,2 tấn.

Tuy nhiên, trả lời báo chí, cơ quan chức năng cho rằng không có chuyện các chuyên gia tiêm thuốc gây mê quá liều. Theo đó, con bò chết do suy kiệt vì phải sống trong sinh cảnh không phù hợp, thiếu nước và thức ăn, bị truy đuổi không nghỉ ngơi, bị stress...
Giải thích của các chuyên gia là vậy nhưng khi giải phẫu khám nghiệm con bò cho thấy, hầu như toàn bộ nội tạng của nó từ tim, gan, phổi đến ruột non, ruột già đều bị xung huyết, xuất huyết.
 
img
Cái chết oan uổng của con bò tuyệt đẹp làm nhiều bạn đọc tiếc rẻ

Cứu hộ động vật quý mà như đưa vô lò mổ

Điều gì làm nội tạng con bò bầm dập đến mức đó? Bạn đọc Công Lập nhận xét: Stress hay thiếu thức ăn nước uống không thể gây xuất huyết nội tạng được mà rất có khả năng là do tác dụng của thuốc gây mê khi sử dụng quá liều.
Mặc khác, theo nhiều bạn đọc, nhìn những tấm ảnh con bò tót nằm trên xe tải có thể suy ra, sự bầm dập đó là hậu quả của quá trình bắt trói và cẩu con bò lên xe tải.

Chỉ cần nhìn cảnh bị trói tứ chi như thế thì cũng có thể hình dung ra sự chăm sóc đặc biệt như thế nào, ở nước ngoài người ta dùng cũi nhốt hoặc lưới võng và trực thăng vận chuyển còn ở ta thì nhìn cứ như chuẩn bị đưa vào lò mổ vậy, bạn đọc Minh Hoàng ví von.

Bạn đọc Từ Văn Công nói thêm: Trong quá trình cẩu lên xe,  bụng và ngực của con bò bị  dây cột chèn nên lục phủ ngũ tạng bị dập nát do chính trọng lượng 1 tấn 2 của nó đè lên. Trường hợp này giống như cá voi, mặc dù thở bằng phổi nhưng khi lên bờ là chết ngay vì nó bị chính trọng lượng hàng tấn của nó đè lên.

Theo bạn đọc Kim-ly thì đối với con bò 1,2 tấn này, phải dùng lưới dây để cẩu. Cẩu lên sơ sài bằng hai dây đai nhỏ như vậy thì quả thật thân bò làm sao chịu nổi trọng lực bản thân! Do vậy tôi tán đồng ý kiến cho rằng vì bị cẩu một cách sai lầm khi đang mê man, con vật không thể gồng mình chịu lực siết, dẫn đến tử vong.

Bạn đọc Minhkhoa nhận xét thêm: Xem trên kênh Animal Planet và National Geographic, khi vận chuyển thú hoang dã thì người ta còn lót tấm đệm trước khi treo dây thừng, còn các chuyên gia này treo thừng trực tiếp để cẩu con bò nặng 1,2 tấn, nếu như nó không bị bứt ruột thì mới lạ!
 
 
img
Theo nhiều bạn đọc, 2 sợi dây siết ngang thân là nguyên nhân làm nội tạng con bò bầm dập dẫn tới tử vong
 
Thua cả nông dân!

Được biết, vì con bò tót này mà Sân bay Phú Bài phải đóng cửa 1 ngày, cả trăm người với các chuyên gia từ Thảo Cầm Viên - TPHCM ra Thừa Thiên Huế để tham gia cứu hộ. Tuy nhiên, kết quả, con bò quý chết. Tốn tiền, tốn công nhưng chẳng thu được kết quả gì làm nhiều bạn đọc thấy... tức.

Bạn đọc Ngô Phúc Điềm bức xúc: Xem người ta bắt voi, hổ, báo, tê giác nhẹ nhàng đơn giản. Cả trăm người ăn lương nhà nước, vũ khí "tối tân", xe cộ hùng hậu, môi trường quang đãng, vậy mà bò quý vẫn chết.

Bạn đọc 5 Rạch Ruộng liệt kê chi tiết hơn: Vé máy bay khứ hồi, taxi, khách sạn, lưu trú, ăn uống , gây mê...của đoàn chuyên gia TPHCM cộng với đủ lực lượng chức năng tại chỗ quá ư là tốn kém mà kết quả thật thất vọng. Chỉ tội cho con bò không hiểu vì sao mình chết!

Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, sự việc sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu huy động lực lượng trong nhân dân.

Bạn đọc Tranquang góp ý: Tôi nghĩ chỉ cần gọi các bạn thanh niên nông thôn quanh đó, họ bắt nhẹ nhàng, chẳng cần thuốc mê, chằng cần tiền vé bao chuyên gia. Họ chỉ cần một có số lưới, vung vào chân bò thì bắt nhẹ nhàng. Quê tui, bọn tui bắt mấy con trâu điên, bò điên húc người đơn giản, trói bỏ lên xe công nông chở về nhà nhốt, có con nào chết đâu.

Tự xưng mình xuất thân từ nông dân, bạn đọc Nguyễn Văn Liêm cho rằng, thao tác cẩu con bò lên xe tải của lực lượng cứu hộ là sai hoàn toàn, bạn đọc này viết: Cách mà nông dân chúng tôi khiêng thú vật nặng là cột thật chắc vào 4 cổ chân của nó rồi khiêng lên (giống như tranh  cổ vẽ cảnh khiêng heo đám cưới ấy) thì có thể khiêng nó tới thủ đô cũng chả sao. Đàng này lực lượng cứu hộ lại luồn dây qua bụng thì gan mật nào chịu nổi!?

Thế nên, bạn đọc Hai lúa Củ Chi nói vui: Nếu sau này có trường hợp tương tự xảy ra thì các vị mời các nông dân chân đất chăn bò Củ Chi (TPHCM)đến hỗ trợ nhé!
 
Hãy ứng xử nhân bản hơn với động vật

Có thể nói, việc con bò quý chết oan sau khi được cứu hộ là việc đáng tiếc. Không chỉ dư luận tiếc mà hẳn bản thân những người tham gia trong buổi cứu hộ còn tiếc ngàn lần hơn. Tuy nhiên, việc các chuyên gia trả lời nguyên nhân con bò quý chết một cách thiếu thuyết phục làm dư luận cảm thấy bất mãn.

Bạn đọc LHQ thẳng thắn: Cơ quan chức năng, chuyên gia nên tự nhìn nhận thiếu kinh nghiệm trong việc cứu hộ bò tót thì người dân thông cảm hơn là đưa ra những nguyên nhân là do bị đủ thứ bệnh. Con bò khỏe mạnh như thế nhưng khi cứu hộ xong thì bò đã chết do bệnh thì không ai nghe được.

Chia sẻ chân thành, một bạn đọc khác cho biết, chẳng ai muốn trách cơ quan chức năng vì thực tế chẳng ai muốn làm chết con bò quí hiếm đó làm gì, ngược lại còn muốn thành công mỹ mãn nữa là khác. Nhưng vấn đề là phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết, nếu vì chưa có kinh nghiệm xử lý thì phải tự nhìn nhận lại mình để học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện tốt công việc bảo tồn.

Sâu sắc hơn, bạn đọc VanNguyen cho rằng cứu hộ động vật không chỉ cần chuyên môn cao mà còn phải có lòng nhân đối với động vật. Theo bạn đọc này, ở Việt Nam, lòng nhân từ đối với động vật có vẻ như còn mờ nhạt.

Hãy xem từ nhỏ tới lớn, các bậc học đã dạy cho con trẻ biết ứng xử có lòng nhân với động vật được bao nhiêu? Từ vật nuôi đến vật hoang dã dân ta sẵn sàng tàn sát mà không hề bị nghiêm trị một cách thích đáng (chó, mèo, chim, voọc, khỉ, cọp...). Luật pháp phải nghiêm minh thì mới góp phần làm cho xã hội ứng xử nhân bản hơn với động vật. Hãy suy nghĩ câu nói của Gandhi: Trình độ văn minh của một dân tộc được thể hiện qua cách dân tộc đó đối xử với thế giới động vật của nước đó.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo