xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lãi đậm, vẫn lo

PHẠM ĐÌNH

Báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2012 cho thấy nhiều doanh nghiệp lớn vẫn lãi đậm nhưng cũng xuất hiện nhiều lo ngại về việc tăng trưởng thiếu bền vững

Tính đến thời điểm này đã có trên 90% doanh nghiệp (DN) niêm yết trên cả 2 sàn chứng khoán báo cáo kiểm toán kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm 2012. Theo đó, hầu hết các DN lớn đều có kết quả kinh doanh khả quan vì vẫn đạt lợi nhuận cao.

Tăng trưởng trong khó khăn

Tại Công  ty  CP  Tập đoàn Masan (MSN), lợi nhuận sau thuế quý II/2012 của công ty mẹ tăng tới 77% (từ 315 tỉ lên 558 tỉ đồng), lũy kế 6 tháng đầu năm lợi nhuận của MSN tăng từ 653 tỉ lên 908 tỉ đồng, tăng 39%. Tương tự, Tập đoàn VinGroup cũng có lãi đậm trong quý II này, đạt 506 tỉ đồng, tăng 89% so cùng kỳ; lũy kế 6 tháng lợi nhuận sau thuế tăng 4,4 lần (từ 305,6 tỉ lên 1.349 tỉ đồng)...

Luôn được đánh giá là tốp dẫn đầu lãi đậm trong nhiều năm qua, kết quả kinh doanh của các ngân hàng (NH) năm nay vẫn khá. NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB), một trong số các NH công bố sớm, kết quả kinh doanh khá ấn tượng, đạt 539,63 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý II, lũy kế 6 tháng đầu năm lãi 1.296,11 tỉ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2011. Tương tự, NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) đạt 640 tỉ đồng lợi nhuận quý II, lũy kế lợi nhuận sau thuế 6 tháng đạt 1.392 tỉ đồng, tăng gần 10% so cùng kỳ năm 2011... 

img
Nhiều doanh nghiệp niêm yết công bố lãi lớn nhưng vẫn chưa gây được chú ý với các nhà đầu tư. Ảnh: HỒNG THÚY
Tại NH TMCP Á Châu (ACB), lợi nhuận sau thuế quý II đạt 668 tỉ đồng, giảm 11% so cùng kỳ năm 2011 nhưng lũy kế 6 tháng đầu năm ACB vẫn đạt 1.430 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế chỉ giảm nhẹ 3%  so với cùng kỳ...

Nhìn chung, lợi nhuận quý này của các NH được đóng góp chủ yếu từ thu nhập lãi thuần, từ kinh doanh ngoại hối… còn các DN, tập đoàn lớn thì lợi nhuận nhờ vào tiềm lực tài chính vững, quản lý tốt...

Tiềm ẩn rủi ro

Các chuyên gia tài chính nhận xét: Mặc dù đạt lợi nhuận cao nhưng qua báo cáo kết quả kinh doanh của các DN cho thấy vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Nhiều NH phải trích lập dự phòng rủi ro lớn, một vài hoạt động bị lỗ hoặc sụt giảm doanh thu, lợi nhuận. Chẳng hạn, tại ACB, chi phí quản lý trong quý II tăng 46%, dự phòng rủi ro tăng 36% (185 tỉ đồng).
Hay trường hợp STB, mức lãi hoạt động dịch vụ chỉ đạt 131 tỉ đồng, giảm 59%; hoạt động ngoại hối lỗ 103 tỉ đồng. NH TMCP Công Thương Việt Nam (CTG) đã phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên đến 1.453 tỉ đồng, kéo lãi sau thuế quý II của NH này chỉ còn 565 tỉ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ...

Một số DN lớn cũng có nỗi lo riêng. Nếu như FPT được nhận định là DN ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nhưng kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay của 2 lĩnh vực chính (đóng góp tỉ trọng doanh thu lớn nhất) là phân phối và tích hợp hệ thống thì doanh thu và lợi nhuận đều giảm. Vì vậy, 6 tháng đầu năm, FPT chỉ hoàn thành 36,6% kế hoạch doanh thu và 40% kế hoạch lợi nhuận năm.

Các NH dù lãi lớn nhưng cũng còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là giá trị đầu tư lớn nhưng tỉ lệ lợi nhuận đạt được không tương xứng, thậm chí một số mảng còn bị lỗ.
Tương tự, một số DN bán lẻ có lợi nhuận cao nhưng chủ yếu hưởng từ chênh lệch giá vốn. Một chuyên gia tài chính cho rằng: Thông thường báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng không được đối chiếu công nợ nên một số khoản phải thu chưa được xác định rõ, trong khi con số này nhiều khi không phải nhỏ. Vì vậy, có thể xảy ra tình trạng DN nợ lẫn nhau, thậm chí chiếm dụng vốn lẫn nhau, từ đó dễ phát sinh nợ khó đòi. Tuy nhiên, với lãi suất ngày càng giảm như hiện nay, kỳ vọng thời gian tới các DN sẽ giảm bớt áp lực chi phí vốn cũng như lãi vay.

Thanh khoản sụt giảm mạnh

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 30-7, cả 2 chỉ số chứng khoán đều tăng nhẹ so với phiên liền trước. Cụ thể, VN-Index đạt 415 điểm (tăng 1,84 điểm); HNX-Index đạt 69,55 điểm (tăng 0,10 điểm). Tuy vậy, khối lượng và giá trị giao dịch đã sụt giảm rất mạnh. Tại sàn TPHCM, khối lượng giao dịch đạt 26,69 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 461,76 tỉ đồng; sàn Hà Nội chỉ đạt 25,11 triệu cổ phiếu, giá trị 248,29 tỉ đồng. Như vậy, tổng giá trị 2 sàn chỉ hơn 710 tỉ đồng, giảm khoảng 29% so với phiên liền trước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo