Bạn NT phẫn nộ: Muốn thỏa mãn dục vọng tức thời sao hắn không tìm mấy gái mại dâm bóc bánh trả tiền, sao lại nhằm vào bé gái tội nghiệp này, đây là hành vi thú tính ghê tởm.
Đồng quan điểm với pháp luật chưa nghiêm, bạn đọc Cháu bác Ba Phi cho rằng: Hiếp dâm trẻ em thì xử tù chung thân không ân xá, thời gian này cho làm lao động trong tù để kiếm cơm nuôi bản thân, để không làm gánh nặng cho nhà nước.
Ngoài chuyện tăng nặng hình phạt, theo nhiều bạn đọc cần phải tuyên truyền rộng rãi hơn nữa các điều khoản của luật để người dân biết mà sợ.
Luật được biên soạn ra rồi cất vào trong tủ khóa lại, chỉ khi nào người ta phạm tội rồi lấy ra đọc cho người đó biết đã phạm tội gì và án là bao nhiêu năm, nên khi chưa phạm tội thì còn rất nhiều người chưa nắm rõ luật pháp đâu! Nên chăng chính quyền phải phát cho mỗi nhà 1 cuốn sách nói về pháp luật cho mọi người xem để mà biết, nhất là vùng nông thôn, bạn Quốc Thái đề xuất.
Tuy nhiên, theo nhiều bạn đọc thì hình phạt nghiêm khắc chưa chắc đã hạn chế được tội ác này.
Bạn đọc Võ Văn Na nhận định: Cái gốc của vấn đề là không phải cứ tử hình thật nhiều là sẽ giảm bớt tội phạm... mà là chính quyền phải mở nhiều nhà thổ để có nơi người ta xả cái bản năng...
Đồng quan điểm trên, bạn đọc Nhan cho rằng: Chúng ta không nên tiếp tục rao giảng truyền thống văn hóa tốt đẹp của chúng ta nữa mà hãy nhìn vào thực tế...
Nhưng việc sửa luật, cải cách giáo dục, chấn chỉnh đạo đức xã hội là chuyện không phải ngày một ngày hai, vì vậy, trước mắt các bậc cha mẹ phải làm sao để bảo vệ con em mình? Góp ý vấn đề trên, nhiều bạn đọc cho rằng, cảnh giác vẫn là thượng sách.
Bạn đọc Lan Anh liệt kê một số vấn đề mà các bậc phụ huynh cần dạy cho trẻ: 1. Không cho con trai dù là anh em họ, đụng vào người mình. 2.Mách cha mẹ nếu bị ai lạm dụng tình dục, trường hợp cha mẹ không ở chung thì phải báo với hàng xóm. 3.Không tin người lạ, không nghe ai dụ dỗ đi chơi, đi mua quần áo, kẹo bánh. Không lấy tiền của người lớn cho riêng mà không có sự chứng kiến của cha mẹ, ông bà hoặc người nuôi dưỡng.
Đã dến lúc thực thi Luật biển Việt Nam!
Tuần qua, biển Đông vẫn giữ độ nóng trên từng trang báo và càng nóng hơn khi Trung Quốc tiếp tục chuẩn bị xua 23.000 tàu cá ra vùng lãnh hải của Việt Nam. Gởi ý kiến cho Người Lao Động Online, nhiều bạn đọc bày tỏ tâm trạng bức xúc lẫn bất an trước hành động ngang ngược của Trung Quốc trong khi nước ta vẫn giữ thái độ ôn hòa.
Ngày 4-8, khi báo đưa tin việc Hội Nghề cá Việt Nam vừa kiến nghị Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành chức năng bắt giữ và xử lý theo quy định của pháp luật những tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền nước ta được nhiều bạn đọc ủng hộ.
Bạn A Chảy Saigon nhận xét: Đề xuất của Hội Nghề cá rất hữu lý và đúng luật pháp Việt Nam, nhất là sau khi ta đã có Luật Biển. Đọc tin các tàu cá và ngư dân Việt Nam bị đánh, đập phá ngay trong vùng biển của mình thì ai mà không phẫn nộ!
Bạn đọc Người Việt bổ sung thêm: Nếu Nhà nước Việt Nam thực thi đúng những gì luật pháp Việt Nam đã qui định thì chắc chắn tất cả các quốc gia khác trên thế giới đều tôn trọng và ủng hộ. Đồng thời cũng để chứng minh là Việt Nam không bóp méo việc thực thi pháp luật trên lãnh thổ của mình mà lâu nay có nhiều xuyên tạc. Và việc kiên quyết bắt giữ các tàu vi phạm lãnh hải Việt Nam cũng đã chứng minh chủ quyền đất nước Việt Nam (truyền thông thế giới sẽ đưa tin, có lợi cho chúng ta).
Về phía bảo vệ ngư dân Việt Nam trước tình hình trên, bạn Cung Chính Đoàn góp ý:Chúng ta nên cho phép ngư dân mang vũ khí để trở lại những ngày xưa "Chắc tay lưới, vững tay súng" và "Bám biển quê hương". Tôi tin rằng ngư dân Việt Nam rất mưu trí, chưa cần quân đội, ngư dân sẽ làm được việc bảo vệ tổ quốc. Nhà nước cần miễn mọi loại thuế cho ngư dân bám biển, bởi mỗi ngư dân là một chiến sĩ, tàu cá là pháo đài vững chắc bảo vệ tổ quốc.
Liên quan trong vụ “bán 59,7 ha đất sản xuất ở xã Hàm Chính cho người Trung Quốc của Công ty TNHH Nguyên Long Sơn” và chuyển mục đích trên 8.500 m2 ruộng lúa ở xã Hàm Đức (Hàm Thuận Bắc) không đúng quy định, vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu các đơn vị, cá nhân phải… nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Điều này làm nhiều bạn đọc bức xúc.
Bạn đọc Vinh nhận xét: Việc nghiêm trọng như thế mà UBND tỉnh chỉ lý sơ xài như thế, khác nào tạo thế ỷ lại cho cấp dưới để tiếp tục sai phạm. Trong vấn đề này, nếu không có các vi phạm về trục lợi thì cũng phải đánh giá về năng lực yếu để có hướng xử lý.
Bạn đọc Manh Duc than: Trung Quốc xâm lấn các đảo của nước ta, các chiến sĩ ngày đêm giữ từng tấc đất, bao nhiêu khó khăn trăm bề giữa biển khơi. Hàng ngày đọc tin trên báo thấy nhói đau trái tim yêu nước. Nay thấy những chuyện xảy ra ở Bình Thuận, lòng tôi nghĩ không biết các lãnh đạo ở Bình Thuận có còn là người Việt Nam nữa không.
Trong khi đó, một bạn đọc khác tỏ ra bi quan: Bây giờ mà nghe tới hai câu "kiểm điểm và rút kinh nghiệm" tôi cảm thấy xấu hổ với văn hóa từ chức của các nước tiến bộ. Khi nào mà "câu thần chú" ấy còn là câu cửa miệng của các "đầy tớ" nhà ta thì nước ta vẫn nghèo là điều tất yếu.
Trông người mà ngẫm đến ta
Khi báo đưa tin ông Gary Harrington ở tiểu bang Oregon (Mỹ) vì xây 4 hồ chứa nước mưa trên đất đã bị chính quyền phạt 30 ngày tù và 1.500 USD đã nhận được nhiều thông tin thú vị từ bạn đọc. Tôi sống ở bang Oregon. Theo luật, nếu dùng ít nước mưa thì không vấn đề gì. Một số gia đình còn dùng nước mưa từ máng xối để tưới cây/cỏ thay vì xả vào cống, cuối năm sẽ được trừ thuế nữa đấy! Thông thường, theo luật bạn có quyền dùng nước mưa từ bãi đậu xe hoặc máng xối. Những trường hợp khác phải có giấy phép. Vấn đề ở đây, Gary xài nước quá nhiều... đủ để chứa 20 hồ bơi Olympic (!?). Tòa án đã gởi nhiều giấy phạt nhắc nhở từ năm 2002 vì Gary làm gián đoạn các dòng chảy tự nhiên nhưng Gary hứa rồi lại tiếp tục phạm tội. Cuối cùng mới bị phạt tù. (Dai Ho- Oregon) Ở nhiều quốc gia, người dân được khuyến khích sử dụng nước mưa như một phần nước sinh hoạt như nước để giặt, nước bồn cầu, nưóc tưới cây cỏ... Tại Bỉ các căn nhà gia đình mới xây cất bắt buộc phải có hầm ngầm cỡ 5 m khối chứa nước mưa. Ở Đan Mạch, nhà nước giúp một phần tiền cho những căn nhà muốn xây hầm ngầm chứa nước mưa. (Kiến Hòa) Đọc bản tin này xong vừa vui vừa buồn. Vui vì thấy luật pháp Mỹ có những điều khá thú vị, buồn vì ngoảnh nhìn lại ở Việt Nam ta, tài nguyên thiên nhiên như rừng vàng, biển bạc mà lâm tặc, thủy tặc, cát tặc, than tặc, vàng tặc... tha hồ đào bới, khai thác bừa. Nhà nước không những bắt, phạt mà nhiều khi còn tiếp tay phá phách. (Lê Uy Lực) |
Bình luận (0)