Các chuyên gia và giới truyền thông quốc tế tiếp tục có những bài viết chỉ trích việc Trung Quốc liên tục có những động thái làm leo thang căng thẳng ở biển Đông và phân tích ý đồ thật sự đằng sau hành động này.
Phá kế hoạch của Mỹ
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (phải) tiếp Ngoại trưởng
Trung Quốc Dương Khiết Trì (trái) tại Jakarta hôm 10-8. Ảnh: REUTERS
Theo bài viết, cơ hội tốt nhất để tránh nổ ra xung đột ở biển Đông là một sự phản ứng mạnh mẽ hơn từ phía Mỹ. Nước này cần tuyên bố rằng cái gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc “sáng tác” là trái với luật pháp quốc tế, đồng thời nói rõ rằng Washington kiên quyết đấu tranh để bảo đảm các quyền tự do hàng hải ở biển Đông.
Ngoại trưởng Trung Quốc thăm 3 nước Đông Nam Á
Vấn đề biển Đông cũng là một trong những nội dung bàn thảo chính trong chuyến công du 3 nước Indonesia, Brunei và Malaysia của Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì từ ngày 9 đến 13-8. Đáng chú ý là Brunei và Malaysia là 2 trong số 4 nước ASEAN có tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, trong lúc Indonesia đóng vai trò trung gian hàng đầu trong các cuộc thảo luận bên trong ASEAN về vấn đề này.
Tại Jakarta hôm 10-8, Tổng thống (TT) Susilo Bambang Yudhoyono và Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia đã có cuộc hội đàm kín với ông Dương Khiết Trì. Phát biểu sau cuộc gặp, theo báo Jakarta Post, ngoại trưởng Marty cho biết TT Yudhoyono đã đề cập một loạt vấn đề khu vực và toàn cầu quan trọng, trong đó có việc thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc.
Người Philippines giảm lòng tin đối với Trung Quốc Kết quả khảo sát của tổ chức thăm dò dư luận Social Weather Stations cho thấy lòng tin của người dân Philippines đối với Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục qua vụ tranh chấp bãi cạn Scarborough.
Cuộc khảo sát này thực hiện từ ngày 24 đến 27-5, trong đó 55% người Philippines không tin tưởng Trung Quốc.
Trong khi vào tháng 3, một tháng trước khi xảy ra tranh chấp, chỉ có 39% không đặt lòng tin vào Bắc Kinh.
H.B |
Bình luận (0)