xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đục nước béo cò

Tô Hà

Trước giờ tăng giá hôm 13-8, thị trường xăng dầu lại một lần nữa hỗn loạn.

Nói hỗn loạn, thoạt nghe có vẻ hơi quá, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ không đồng ý với lời nhận định này vì biển thông báo “Nghỉ bán”, “Hết xăng” chỉ xảy ra ở số ít trong tổng số hàng ngàn cây xăng trên cả nước và cũng chỉ tập trung ở 5-6 tỉnh, thành. Nhưng nếu soi lại chuyện cũ thì đây là “mánh” quen thuộc của các chủ thể tham gia thị trường, lợi dụng hoàn cảnh để “đục nước béo cò”. Giá cơ sở thấp hơn giá bán chưa đến 1.000 đồng/lít xăng, dân kinh doanh chẳng bõ “làm xiếc” nhưng cứ mỗi khi doanh nghiệp (DN) than vãn giá mua vào - bán ra chênh quá mức này thì bắt đầu có chuyện.

Trong vai trò quản lý, không phải Bộ Tài chính, Bộ Công Thương không có động thái ngăn chặn. Nơi thì có công văn nhắc tăng giá cho đúng, nơi thì có điện khẩn yêu cầu QLTT tăng cường kiểm tra... Mức độ xử phạt theo hình thức rút giấy phép kinh doanh cũng là khá nặng, bởi DN bị rút phép thì phải đối mặt nguy cơ với giảm sản lượng nhập khẩu, còn đại lý, cây xăng bán lẻ bị rút phép là mất cả cơ nghiệp. Thế nhưng kỳ lạ là điệp khúc này vẫn lặp lại trong những lúc giá xăng dầu căng thẳng. Kiểm tra rồi, phạt rồi nhưng vẫn không có tính răn đe.

Hiện tượng đầu cơ, găm hàng chỉ xuất hiện ở một thị trường méo mó. Rõ ràng thị trường xăng dầu đang có những bất ổn phải trị từ gốc chứ không đơn giản là chờ mỗi đợt căng thẳng lại tăng cường kiểm tra, xử phạt hành chính.

Theo các chuyên gia kinh tế, sự rối loạn của thị trường xăng dầu có nguyên nhân căn bản từ cơ chế quản lý giá. Thị trường vẫn độc quyền thì Nhà nước phải có sự can thiệp và kiểm soát chặt chẽ về giá. Đi kèm là cơ chế công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh của đầu mối nhập khẩu và tăng cường kiểm toán.

Cùng với việc trao quyền quyết định giá bán lẻ cho DN kinh doanh xăng dầu đầu mối ở phạm vi cho phép, Bộ Tài chính cũng giao nhiệm vụ cho các DN này có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích bằng các hình thức thích hợp tạo sự đồng thuận của người tiêu dùng trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng buộc phải điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước. Nhưng nói như chuyên gia kinh tế Trần Hoàng Ngân  thì “người dân khó có thể đồng thuận trong khi công tác điều hành giá xăng dầu chưa có được sự linh hoạt và vẫn còn thiếu đối thoại, công khai”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo