xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xe tải, xe khách có thể chạy thẳng từ Hà Nội đến Thâm Quyến

H.Thành

(NLĐO)- Xe tải và xe khách có thể chạy thẳng trên cung đường dài 1.300 km từ Hà Nội, Hải Phòng tới Thâm Quyến (Trung Quốc) và ngược lại theo Hiệp định và Nghị định thư Vận tải hàng hóa và hành khách giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ngày 22-8 ra Thông cáo báo chí cho biết, lần đầu tiên các xe khách và xe tải sẽ có thể chạy thẳng trên một cung đường có chiều dài 1.300 km từ Hà Nội đến Thâm Quyến (Trung Quốc) nhờ hiệp định vận tải đường bộ giữa hai nước (Hiệp định và Nghị định thư Vận tải hàng hóa và hành khách)

 

img
Xe tải và xe khách có thể chạy thẳng từ Hà Nội tới Thâm Quyến (Trung Quốc)
 
Hiệp định mới có hiệu lực trong tháng 8 này sẽ nới lỏng những hạn chế đối với xe tải và xe khách chạy trên tuyến nối các vùng kinh tế chính của tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) và 6 tỉnh của Việt Nam, bao gồm cả Lạng Sơn và Quảng Ninh, và 2 TP Hà Nội và Hải Phòng.

 

Trước đây, các doanh nghiệp vận tải chỉ được phép chạy sâu tối đa 20 km vào trong lãnh thổ của 2 quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, từ tháng 8-2012, mỗi nước sẽ có thể cấp tối đa 15.100 giấy phép cho xe tải và xe khách lưu thông trong các tỉnh biên giới và tối đa 500 giấy phép cho xe tải và xe khách chạy vào các tỉnh nội địa.

 

Một tuyến đường quan trọng khác nối Côn Minh với Hà Nội và Hải Phòng cùng được điều chỉnh bởi hiệp định này cũng đã tổ chức lễ công bố triển khai tại Côn Minh vào ngày 16-8 vừa qua.

 

Năm 2011, khối lượng vận tải bằng đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc thông qua cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) lên đến 1 triệu tấn hàng hóa và khoảng 726.000 khách đã đi qua biên giới hai nước.

 

Khối lượng vận tải dự kiến sẽ tăng khi hiệp định vận tải đường bộ mới giữa Việt Nam và Trung Quốc được thực hiện. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, số lượng giấy phép của năm 2013 sẽ được tăng lên tương ứng.

 

Theo ADB, các hiệp định vận tải song phương giữa các nước thành viên Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS, có 6 thành viên: Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar) là những viên gạch nền tảng cho một Hiệp định toàn diện về Thương mại qua biên giới GMS (gọi tắt là CBTA) với mục tiêu dỡ bỏ các trở ngại đối với thương mại và phát triển của khu vực. Tiểu vùng Mekong mở rộng, được gắn kết bởi dòng sông Mekong, trải trên một diện tích tương đương diện tích của khu vực Tây Âu và có tổng dân số lớn hơn dân số của Mỹ.

 

Ông Yushu Feng - chuyên gia kinh tế cao cấp, Ban Hợp tác Khu vực của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) - cho rằng, Hiệp định vận tải đường bộ mới giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ có tác động sâu sắc không chỉ đối với thương mại và du lịch song phương, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông của GMS. “Đây là một cột mốc quan trọng trong hợp tác khu vực” - ông Yushu Feng đánh giá.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo