xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyển động mới ở Myanmar: Nới lỏng kiểm duyệt báo chí

Văn Anh

Ngày 20-8, Bộ Thông tin Myanmar tuyên bố bãi bỏ chế độ kiểm duyệt trước đối với báo chí chính trị và tôn giáo. Đây là nỗ lực mới nhất thúc đẩy tiến trình cải cách của chính phủ Myanmar

Người đưa ra tuyên bố là ông Tint Swe, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đăng ký và Điều nghiên Báo chí (PSRD) của Bộ Thông tin Myanmar. Trước đây, các nhà báo và tòa soạn báo phải nộp bản thảo bài vở cho ban kiểm duyệt báo chí của tổng cục đọc trước khi đăng hoặc phát hành. Không chỉ có thông tin báo chí, mọi bài hát, sách, tranh vẽ, kể cả tranh nghệ thuật, đều phải được ban kiểm duyệt đóng dấu mới được phổ biến rộng rãi.

Cải cách nhanh

Đây không phải là lần đầu tiên Bộ Thông tin nới lỏng chế độ kiểm duyệt. Lộ trình này khởi đầu từ tháng 6 năm ngoái khi Bộ Thông tin quyết định cho phép phân nửa báo tuần và báo tháng chuyên đề nghệ thuật, y tế, kỹ thuật và thể thao của tư nhân phát hành mà không cần trình duyệt trước khi in.

Kế đó, các tạp chí kinh tế, pháp luật và tội phạm cũng được miễn kiểm duyệt trước. Bước thứ ba liên quan đến các tạp chí chuyên đề giáo dục. Tuyên bố trên của Phó Tổng cục trưởng Tint Swe là bước cuối cùng của quá trình cải cách truyền thông liên quan đến 80 tờ báo chính trị và 6 tờ báo tôn giáo. Quá trình cải cách này được đánh giá là làm rất nhanh.

img
Dân chúng ở Rangoon hào hứng đọc báo sáng 20-8. Ảnh: AP

Động thái tích cực hướng đến một nền báo chí tự do và dân chủ đã được dư luận trong và ngoài nước đón nhận. Nyein Nyein Naign, Tổng Biên tập tuần báo Tin tức 7 ngày của Myanmar, nhận định: "Đây là một bước tiến tích cực tiến đến tự do báo chí".

Ông Than Htut Aung, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông 11 (EMG), xuất bản 4 tờ tuần báo tin tức và thể thao có số phát hành lên đến 500.000 bản, cũng nhận xét: "Đã có thay đổi về thủ tục nhưng luật lệ vẫn còn đó. Chúng tôi chưa thể viết những gì mình muốn". Luật lệ mà ông Than đề cập là Luật Báo chí ban hành từ năm 1962 rất chi tiết.

Chẳng hạn như các điều cấm sau đây: Viết bài chỉ trích nhà nước hoặc chính phủ, đăng tin liên quan đến tham nhũng, ma túy, lao động cưỡng bức và lính thiếu niên nếu không dẫn nguồn đáng tin cậy, đăng chuyện siêu nhiên, tin tức và hình ảnh câu khách… Đáng chú ý nhất là mức hình phạt đối với nhà báo rất nặng, có thể lên đến 7 năm tù nếu vi phạm Luật Báo chí.
 

Ông Than nhìn nhận rằng với bước đột phá nói trên của Bộ Thông tin, tòa soạn các báo sẽ phải tăng cường "văn hóa tự kiểm duyệt" để tránh vi phạm Luật Báo chí. Tuy nhiên, ông tỏ ra khá lạc quan vì quốc hội đang thảo luận dự thảo Luật Báo chí mới theo hướng cải cách. Trước mắt, ông hy vọng Bộ Thông tin không những bãi bỏ chế độ kiểm duyệt trước mà còn giải tán luôn bộ phận kiểm duyệt.

Thông cáo của Tổ chức Nhà báo Không biên giới (RWB) hoan nghênh động thái của Bộ Thông tin Myanmar: "Sau nửa thế kỷ kiểm soát chặt chẽ báo in, đây sẽ là một bước đột phá mang tính lịch sử". RWB cũng kêu gọi giải tán PSRD mà bộ đã hứa sẽ thực hiện từ tháng 10-2011.

Bất ngờ từ phía Trung Quốc

Phản ứng quốc tế nói chung thuận lợi cho chính phủ Myanmar. Riêng Trung Quốc đã có những phản ứng trái chiều ngay trong báo chí nhà nước.

img
Một trang báo bị kiểm duyệt trước khi in trước đây. Ảnh: RFA

Tờ báo Hàn Quốc The Chosun Ilbo cho biết quyết định cải cách nhanh chóng khâu kiểm duyệt báo chí của Bộ Thông tin Myanmar đã được đón nhận một cách thận trọng ở Trung Quốc. Thứ hai vừa qua, tờ Nhân dân Nhật báo trực tuyến, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa tin một cách trung lập, thậm chí dẫn lời một nhà báo Myanmar ca ngợi: "Đây là một ngày vĩ đại cho các nhà báo Myanmar".

Tuy nhiên, Hoàn cầu Thời báo, phụ bản của tờ Nhân dân Nhật báo, lại có ý kiến khác. Trong bài xã luận ngày 21-8, người viết nói Trung Quốc không nên theo đuôi mô hình cải cách của Myanmar vì nó "không chắc chắn".

Bài báo nhấn mạnh: "Tiến trình cải cách của Trung Quốc đã được thử thách hàng ngàn lần trong khi cải cách của Myanmar chỉ mới chớm. Từ lâu, Trung Quốc đã đi theo con đường giải phóng báo chí và sẽ đi xa trong tương lai. Chúng ta cần theo xu hướng của thời đại nhưng dựa vào tình hình cụ thể của đất nước thay vì hốt hoảng và tôn vinh những nước lạc hậu như Myanmar và Việt Nam là thần tượng".

Bài xã luận nói trên đã bị cư dân mạng xã hội Trung Quốc phản ứng mạnh. Một blogger bình luận trên mạng Sina Weibo: "Cái cách Hoàn cầu Thời báo bình luận về Việt Nam và Myanmar giống như tình hình ở đây: Những kẻ giàu có coi khinh người nghèo, đặc biệt là những tên trọc phú".

Một blogger khác, ông Phan Thời Nghị - một doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc - bức xúc: "Tôi xin hỏi Myanmar có xóa ý kiến của độc giả trên mạng Weibo như Trung Quốc hay không? Sở dĩ ông này bức xúc vì nhiều ý kiến của ông trên tài khoản cá nhân đã bị cơ quan kiểm duyệt Trung Quốc xóa bỏ.

Kỳ tới: Con hổ mới ở Đông Nam Á?
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo