xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người tiêu dùng luôn chịu thiệt

PHƯƠNG ANH

Với cơ chế điều hành như hiện nay, doanh nghiệp xăng dầu không phải chịu rủi ro kinh doanh, không cần tiết kiệm chi phí, giá nào cũng nhập khẩu mà không sợ lỗ vì mọi chi phí đã có người tiêu dùng gánh chịu

Bất kể ở đợt điều chỉnh nào, giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn theo đúng “kịch bản” đã được tổng kết. Đó là giá thế giới tăng cao, doanh nghiệp (DN) kêu lỗ đòi tăng giá bán. Trong khi Bộ Tài chính còn nghiên cứu, nhiều cây xăng đồng loạt nghỉ bán, găm hàng và cuối cùng, giá xăng buộc phải tăng để tránh nguy cơ đứt nguồn.

Thị trường không minh bạch

Trên thị trường xăng dầu hiện nay đang có nhiều nghịch lý. Đó là DN không dám sử dụng quyền tự định giá trong phạm vi cho phép, chấp nhận bán lỗ; về phía Nhà nước cũng đang cố gắng can thiệp để bình ổn giá nhưng người tiêu dùng luôn cảm thấy mình bị “móc túi”.
Nguyên nhân do người dân không có niềm tin vào sự trung thực của DN cũng như năng lực kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý giá Bộ Tài chính. Vấn đề này bắt nguồn từ một thị trường không minh bạch, chưa thực sự cạnh tranh.
Mang tiếng là theo cơ chế thị trường nhưng thị trường xăng dầu vẫn có “2 chung”, thể hiện ở việc 11 đầu mối nhập khẩu, kinh doanh đều có chung một mức giá bán lẻ và dù tăng hay giảm cũng đồng loạt điều chỉnh trong cùng ngày. Riêng trong đợt tăng giá ngày 1-8, lần đầu tiên có hiện tượng DN đưa ra mức tăng giá khác nhau.
Cụ thể, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tăng 500 đồng/lít dầu diesel trong khi Saigon Petro chỉ tăng 450 đồng/lít. Đối với sản phẩm ma dút, Petrolimex tăng 500 đồng/lít nhưng PV Oil chỉ tăng 350 đồng/lít, Saigon Petro không tăng.
Thời điểm tăng giá diễn ra cùng ngày nhưng đã cách nhau cả giờ. Tuy nhiên, đó cũng không phải là tín hiệu bền vững vì trong đợt tăng giá ngay sau đó (ngày 13-8), sự khác nhau giữa các DN không còn ở giá bán mà chỉ khác về thời điểm tăng giá.

Không đủ khả năng giám sát

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng việc các DN công bố bảng tính giá cơ sở theo Nghị định 84 chưa được các cơ quan chức năng kiểm chứng, đánh giá tính xác thực vì nhiều lý do. Trong đó có nguyên nhân đây là ngành đặc thù, quá trình hạch toán, kinh doanh xăng dầu quá phức tạp, trong khi cơ quan quản lý không đủ khả năng giám sát, dẫn đến việc tính toán giá xăng dầu chỉ mới là thông tin một chiều từ phía DN.

Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, rất bức xúc trước thực trạng từ trước đến nay chưa có một số liệu kiểm toán khách quan được công bố về giá thành một lít xăng dầu ở Việt Nam.
“Trong 8 quyền được quy định tại Luật Bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng có quyền được thông tin về giá cả và chất lượng hàng hóa nhưng quyền lợi đó đã bị tước đoạt trong giao dịch mua xăng dầu. Giá tăng bao nhiêu cũng phải chấp nhận, còn về chất lượng cũng khó xác định” - ông Phú nói.
img
Cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay chưa hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp,
Nhà nước và người dân.
Ảnh: XUÂN THẢO

Chỉ “ông lớn” được quyết định giá bán

Theo bà Phan Thanh Hà, Vụ Tài chính tiền tệ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, cơ chế hiện hành đã quy định chi phí lợi nhuận định mức  trong giá bán lẻ xăng dầu. Điều này có tác dụng bảo đảm lợi ích cho DN nhưng lại không khuyến khích được DN kinh doanh thực sự, tức là phải tính toán để nhập được xăng lúc giá rẻ và hạn chế nhập lúc giá cao.
Cũng với cơ chế này, DN xăng dầu không phải chịu rủi ro kinh doanh, không cần tiết kiệm chi phí, giá nào cũng nhập khẩu mà không sợ lỗ vì mọi chi phí đã có người tiêu dùng gánh chịu.
Mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 triệu m3 xăng dầu các loại, trong đó có 70% là xăng dầu nhập khẩu. Căn cứ vào tình hình thị trường và theo đề nghị của các DN đầu mối, Bộ Công Thương xác định và phân bổ hạn mức nhập tối thiểu cho các DN đầu mối nhập khẩu. Trong đó, Petrolimex được giao nhập khẩu khoảng hơn 60% tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả năm.
Theo bà Phan Thanh Hà, việc phân bổ chỉ tiêu nhập khẩu tối thiểu đã mặc nhiên trao cho Petrolimex quyền chi phối thị trường, hạn chế cạnh tranh của các DN khác. Trong khi đó, việc tính toán chi phí và lợi nhuận định mức của Bộ Tài chính dựa chủ yếu vào các thông số của DN này, chưa phản ánh hết điều kiện thị trường của các DN đầu mối.

Thực tế cho thấy trong thời gian 3 tháng được trao quyền định giá bán lẻ (2 tháng đầu năm 2010 và một tháng gần đây) theo Nghị định 84, chỉ có một vài DN quyết định được giá bán, còn các DN khác phải thực hiện theo.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 27-8, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính, cho biết trong các đợt tăng giá xăng dầu gần đây, Bộ Tài chính không có động thái lùi thuế vì hiện tại, thuế nhập khẩu xăng dầu đang thấp hơn nhiều so với khung quy định. Nếu giá đầu vào mới tăng 3% - 4% như gần đây đã lùi thuế là không đúng quy định của Nghị định 84”- ông Thỏa nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo