xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc đau đầu với hàng tồn kho

PHƯƠNG VÕ

Nhiều người Trung Quốc tin rằng nền kinh tế đất nước đang gặp vấn đề trong bối cảnh tình hình kinh doanh ế ẩm, chưa có dấu hiệu phục hồi

Sau 3 thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ, Trung Quốc đang đối mặt với vấn đề bất thường khi hàng hóa ế ẩm nằm chất đống tại các cửa hàng, đại lý và nhà kho.

Những cơn ác mộng mới

Sự tồn đọng hàng hóa xuất hiện trong mọi lĩnh vực kinh doanh, từ xe hơi cho tới sắt thép, hàng gia dụng và thậm chí là căn hộ. Tình trạng này đang cản trở nỗ lực vượt qua khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc. Nó cũng gây ra một loạt cuộc chiến giá cả và khiến nhiều nhà sản xuất phải nỗ lực gấp đôi để xuất khẩu các sản phẩm không tiêu thụ được tại thị trường nội địa.

Một cuộc khảo sát độc lập của HSBC/Markit cho thấy số lượng hàng thành phẩm nằm trong kho ở Trung Quốc trong tháng 8 đã tăng nhanh nhất kể từ khi khảo sát này được tiến hành vào tháng 4-2004. Kỷ lục trước đó là vào tháng 6-2012.
 
img
Hàng hóa ế ẩm chất đống tại một cửa hàng ở thành phố Quảng Châu
 
Ngay cả 2 tháng 5 và 7 năm nay cũng chứng kiến sự gia tăng của lượng hàng tồn kho. Anne Stevenson-Yang, Giám đốc nghiên cứu của Công ty Phân tích kinh tế J Capital Research có trụ sở ở Hồng Kông, nhận định: “Nhiều người trong các ngành công nghiệp sản xuất ở Trung Quốc kỳ vọng doanh số bán hàng tăng trong mùa hè vừa rồi nhưng điều đó đã không xảy ra”. Bà nhận định rằng với lượng hàng tồn kho khổng lồ và các nhà máy đang cắt giảm sản xuất, “mọi thứ dường như đang tiến dần đến điểm ngừng trệ”.

Đối với một số nhà kinh tế học, những vấn đề mà Trung Quốc đang đối mặt có nguy cơ mang lại những cơn ác mộng mới. Theo báo The New York Times (Mỹ), sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc có nghĩa là nước này sẽ nhập khẩu ít hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài hơn, dẫn đến nguy cơ tăng hàng tồn, giá cả đi xuống và sản xuất trì trệ rộng khắp.

Doanh nghiệp lo lắng

Trước mắt, nhiều chủ doanh nghiệp Trung Quốc đang phàn nàn về tình trạng doanh số sụt giảm, khiến lượng hàng hóa tồn kho ngày càng nhiều. Điều đáng lo là tình hình kinh doanh ế ẩm vẫn chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi, khiến không ít người tin rằng nền kinh tế đất nước đang gặp vấn đề.

Ông Đỗ Lương Kiên, chủ sở hữu một công ty chuyên phân phối khung tranh và chén bát ở miền Tây Nam, than thở: “Doanh số đã giảm 50% so với năm ngoái, hàng tồn kho đã chất thành đống”. Tương tự, ông Ngô Vỹ Khánh, giám đốc một doanh nghiệp chuyên bán sỉ các loại vòi và bồn rửa, thừa nhận doanh số bán hàng của công ty giảm 30% trong năm ngoái và lượng hàng tồn kho ngày một nhiều. Dù vậy, nhà  cung cấp của ông vẫn không dám thu hẹp quy mô sản xuất. Ông cho biết: “Nhà cung cấp của tôi tồn kho cả đống hàng vì họ không thể cắt giảm sản xuất. Lý do là họ không muốn bị lỡ cơ hội khi nhu cầu tăng trở lại”.

Ô tô là một trong những ngành công nghiệp chứng kiến tình trạng ế ẩm leo thang trong thời gian qua. Theo thống kê, lượng tồn kho của các đại lý tăng thêm 900.000 chiếc, lên mức 2,2 triệu xe tính từ cuối tháng 12-2011 đến cuối tháng 6-2012. Một vấn đề khác là việc có quá nhiều nhà máy ô tô đi vào hoạt động ở Trung Quốc trong 2 năm qua khiến ngành công nghiệp chỉ hoạt động ở mức 65% công suất, thấp hơn so với mức  80% cần thiết để có lời.
 
Hoạt động xuất nhập khẩu trì trệ

Hoạt động xuất khẩu, động lực chính của kinh tế Trung Quốc trong 3 thập kỷ qua, đã tăng trưởng chậm lại. Hoạt động nhập khẩu cũng hầu như không tăng trưởng, đặc biệt ở các mặt hàng nguyên liệu thô do các nhà sản xuất mất niềm tin rằng họ sẽ bán được hàng nếu tiếp tục hoạt động.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo