Các bị cáo cùng các luật sư mổ xẻ việc giám định thiệt hại của từng dự án. Hầu hết các bị cáo cho rằng mức bồi thường là quá cao. Tại phiên sơ thẩm, HĐXX đã buộc các bị cáo phải nộp các khoản bồi thường tổng cộng gần 1.900 tỉ đồng. Cụ thể: Bị cáo Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Vinashin: 650,9 tỉ đồng; Trần Văn Liêm, nguyên Tổng giám đốc Công ty Viễn Dương Vinashin: 603,6 tỉ đồng; Tô Nghiêm, nguyên Giám đốc Công ty Công nghiệp tàu thủy Cái Lân: 141,2 tỉ đồng; Trần Quang Vũ, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Nam Triệu thuộc Vinashin: 132,4 tỉ đồng...
Theo bị cáo Bình, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tổn thất của tàu Hoa Sen là do các yếu tố khách quan, trong đó có việc khủng hoảng kinh tế, giá nhiên liệu tăng và việc phải dừng khai thác tàu. Bị cáo Bình cũng không đồng ý với cách tính thiệt hại bằng cách lấy tổng giá trị đầu tư dự án, trừ đi giá trị giám định con tàu còn lại. Vì dự án khoảng hơn 1.400 tỉ đồng, trong đó, ngoài mua tàu Hoa Sen trên 1.200 tỉ đồng còn các chi phí khác dùng để thực hiện dự án và phí xây dựng 2 cầu cảng.
Xin giảm nhẹ hình phạt
Trong khi đó, các bị cáo khác cũng xin giảm án và bớt mức bồi thường vì cho rằng lỗi chính là do chỉ đạo của cấp trên, trực tiếp ở đây là “sếp” Phạm Thanh Bình. Bị cáo Liêm khăng khăng: “Tôi không vi phạm vào việc thực hiện trái quy định của Chính phủ vì tôi không biết Chính phủ có chỉ đạo không cho mua tàu cũ”. Còn bị cáo Hoàng Gia Hiệp thì nói mình chỉ vi phạm trong lĩnh vực tín dụng, không trực tiếp gây ra hậu quả nên mức án 13 năm tù là quá nặng. Bị cáo Trịnh Thị Hậu trước hay sau đều chối tội và không nhận tội cố ý làm trái. Ngoài ra, trong một số dự án khác, các bị cáo và luật sư đều cho rằng trong lúc thực hiện, các bị cáo đều làm theo chỉ đạo và hậu quả không đến mức như án sơ thẩm tuyên. Các bị cáo đều xin giảm nhẹ hình phạt cũng như xem xét lại mức bồi thường trong từng dự án cụ thể.
Các vấn đề sai phạm sẽ tiếp tục được mổ xẻ trong phiên thẩm vấn hôm nay (29-8). Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 ngày. |
Bình luận (0)