xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện ở xóm “sẻ chia”

Theo THANH NHỊ (Quảng Ngãi Online)

Hai xóm thuộc hai tỉnh khác nhau nhưng từ bao đời nay họ sống thân thiết, gắn bó như ruột thịt. Ngoại trừ hộ khẩu, hộ tịch phải ghi đúng theo những “phân định” hành chính, tất cả những điều khác của cuộc sống dường như chẳng có lằn ranh. Tình đoàn kết ấy đã được người làng ở đây ghép tên hai xóm thành một – xóm “sẻ chia” !

Cuối cung đường Trường Sơn Đông thuộc địa phận xã Sơn Bua (huyện Sơn Tây-Quảng Ngãi) có một khu dân cư đông đúc. Những mái nhà sàn của khoảng 100 hộ dân tộc thiểu số Cadong ghé sát nhau, bám chặt lấy con đường nhựa rộng thênh thang phẳng lỳ. Giữa ngôi làng ấy có một con suối nhỏ. Con suối chảy từ ngọn nguồn nơi “cửa rừng” Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) đổ về.

img
Môt góc xóm “sẻ chia” bên cung đương Trương Sơn Đông.

Bình thường như hàng trăm con suối trên đại ngàn Sơn Tây, nhưng con suối ấy lại mang “trọng trách” phân định ranh giới địa phận hành chính của xã Sơn Bua (huyện Sơn Tây) và xã Trà Vân (huyện Nam Trà My). Con suối vắt ngang chia đôi ngôi làng thành hai xóm: Xóm ông Dưa, xã Sơn Bua huyện Sơn Tây và xóm ông Thanh thuộc xã Trà Vân, huyện Nam Trà My.
 
Tuy là hai địa phương khác nhau, nhưng họ đều là những người Cadong hiền hậu, chăm chỉ, có cùng một tập quán sinh hoạt. Bởi thế, những người dân trong ngôi làng có hai xóm này coi nhau như anh em một nhà. Con cái họ đều đi học ở các trường học của xã Sơn Bua, dù đó là con em của xã Trà Vân.
 
Già làng Đinh Văn Thanh – người được dân làng Cadong Trà Vân quý mến lấy tên ông đặt tên cho xóm – xóm ông Thanh, nói: “Đường về trung tâm xã Trà Vân xa lắm. Nếu bà con mình đi đến xã để học phải mất gần 1 ngày đi bộ, qua 11 con suối, nhiều núi cao. Dân không nổi đi nên chúng tôi bảo con cháu đến trường ở Sơn Bua học đấy”.
 
Ông Cao Văn Chung – Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Bua cho biết: Dù là người dân thuộc xã Trà Vân, huyện Nam Trà My nhưng giữa họ và những người dân sinh sống gần đó không có sự phân biệt. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước triển khai ở xóm ông Dưa (Sơn Tây) thì người dân xóm ông Thanh đều tham gia hết. Họ bảo nhau cùng làm ăn phát triển kinh tế, giúp đỡ nhau khi tối lửa tắt đèn.
 
Đặc biệt, họ luôn có ý thức trách nhiệm trong giữ gìn an ninh trật tự chung của thôn xóm, không gây gổ, đánh nhau, uống rượu say xỉn. “Chính quyền địa phương luôn quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để người dân của xóm ông Thanh giao lưu học hỏi, tham gia các hoạt động xã hội với người dân Sơn Bua. Vì tình đoàn kết ở hai khu dân cư ngày càng gắn bó, họ đang cùng nhau đẩy lùi cái nghèo, thi đua phát triển kinh tế” – ông Cao Văn Chung khẳng định.
 
Chiều tà, bọn trẻ của xóm “chia sẻ” rủ nhau ra sông Bua bơi lội, mò ốc, bắt cá. Những con cá, con ốc bắt được đều chia bằng nhau mang về nhà. Mớ rau rừng hái trên triền núi cũng được chia nhau như thế. Người già trong làng “chia sẻ” đã dạy con cháu học phải cư xử với nhau đoàn kết. “Không đoàn kết thì không giúp nhau tiến bộ được. Người Cadong làng mình không thể có cái bụng xấu. Cùng có một quê hương, cùng một Đảng, một Bác Hồ thì phải đoàn kết chứ!” – già làng của xóm ông Dưa, xã Sơn Bua – Đinh Văn Dưa nói.
 
Ông Đinh Nguyệt Nga – Chủ tịch UBMTTQVN huyện Sơn Tây cho biết: “Tình đoàn kết gắn bó giữa người dân hai địa phương trên đã góp phần xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, giữ gìn an ninh trật tự địa phương”.
 
Địa phận của xóm “chia sẻ” sinh sống còn là nơi “cửa rừng”. Nhờ tình đoàn kết mà họ đã cùng nhau coi rừng là của chung, đẩy đuổi “lâm tặc” khai thác gỗ trái phép. Nhiều vụ vận chuyển gỗ trái phép đã được người dân ở đây phát hiện, báo cho cơ quan chức năng ngăn chặn. Đặc biệt, họ đã góp phần đáng kể trong công tác phát hiện, báo cáo kịp thời khi xuất hiện “vàng tặc” khai thác vàng trái phép trên sông Bua. Công an hai huyện Sơn Tây và Nam Trà My đã cùng vào cuộc xử lý…

img 
Trẻ con xóm ông Thanh (Sơn Bua – Sơn Tây) và xóm ông Thanh (xã Trà Vân – Nam Trà My - Quảng Nam) nô đùa cùng nhau.

Tình đoàn kết của xóm “chia sẻ” còn là điều kiện thuận lợi để giải quyết đất sản xuất, đất ở vùng giáp ranh. Với quan niệm “người xóm ông Thanh là anh em của xóm mình, nên chia đất cho nhau cùng trồng rừng, làm lúa nước là đúng thôi. Hầu như bao đời nay, người dân của xóm “chia sẻ” chưa bao giờ đánh nhau, gây mất trật tự trị an hay làm gì ảnh hưởng đến tình đoàn kết khu dân cư.
 
Dù cuộc sống hôm nay của xóm “hai trong một” này vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ biết đoàn kết, họ đã biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, nhắc nhở nhau cùng làm ăn phát triển kinh tế. Những ruộng lúa nước, những rẫy keo xanh thẳm nối tiếp nhau của người Cadong xóm “chia sẻ” đều được mọc lên từ sự “vần công”, chia giống, hướng dẫn kỹ thuật của bà con Cadong hai địa phương này.
 
Mối tình đoàn kết ấy chắc chắn sẽ ngày càng tỏa sáng khi những đám cưới của nam nữ thanh niên hai làng liên tiếp diễn ra. Đám trẻ con của ngôi làng cùng học một trường, cùng đá bóng chung một sân mai này sẽ viết tiếp bài ca kết đoàn của lớp người đi trước…

                

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo