Hết ép lại dọa!
Giữa tháng 8-2012, nhân viên Phòng Nhân sự Công ty TNHH May thêu T.Q (quận Bình Tân-TPHCM) đưa cho chị Thi biên bản thỏa thuận đề nghị chị ký vào để được nhận tiền trợ cấp thôi việc. Biên bản có nội dung: Bên A (công ty) cho bên B (chị Thi) được lấy tiền thôi việc trước thời hạn, mặc dù bên B đang làm việc tại công ty; bên B đồng ý nhận tiền và cam kết vẫn ở lại làm việc, công việc và mức lương đóng BHXH được áp dụng theo quy chế của công ty tại thời điểm làm việc; trong trường hợp bên B nghỉ việc phải làm đơn báo trước thời hạn là 6 tháng...
Phóng viên Báo Người Lao Động (bìa phải) hướng dẫn người lao động về các thủ tục liên quan pháp luật lao động
Cũng với chiêu thức “ép uổng” người lao động như vậy, Công ty Liên doanh S. B (quận Tân Bình - TPHCM) đưa ra điều kiện: Những nhân viên làm việc lâu năm nếu ký vào đơn xin nghỉ việc, 15 ngày sau trở vào làm việc thì sẽ được ký lại hợp đồng và nâng lương; còn nhân viên nào “chây ì” không nghỉ việc thì sẽ hưởng mức lương hiện hữu cho đến lúc nghỉ hưu! Anh N.V.H, làm việc liên tục gần 10 năm tại công ty, cho biết: “Nhiều người nghe công ty dụ dỗ đã nghỉ việc, sau đó chỉ được ký lại hợp đồng ngắn hạn. Rất nhiều người trong số này sau đó vô tình làm phật ý lãnh đạo nên hết hạn hợp đồng là bị cho đi luôn”.
Hết tiền, ép nghỉ không lương
Không ép người lao động chấm dứt hợp đồng nhưng buộc ký thỏa thuận “nghỉ không lương” lại là câu chuyện đang xảy ra tại Công ty Tin học Hưng Thuận ở quận Tân Bình - TPHCM. Anh Trần Hữu Nhân, kỹ sư tin học, làm việc cho công ty 10 năm, cho biết vào ngày 30-8, công ty đề nghị anh và những người cùng bộ phận ký vào “thỏa thuận nghỉ việc không lương” vì công ty không bố trí được việc làm.
Luật sư Nguyễn Thị Anh Đào, Trưởng Văn phòng Luật sư Công đoàn, cho rằng nếu bị doanh nghiệp ép buộc ký các thỏa thuận trái luật thì NLĐ có quyền từ chối, nếu không bản thân NLĐ cũng sẽ vi phạm luật. Trong trường hợp này, NLĐ nên gửi đơn đến cơ quan thanh tra lao động yêu cầu can thiệp. |
Bình luận (0)