xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xăng dầu đua nhau gian lận

TÔ HÀ

Bộ Công Thương hằng năm chỉ giao hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu cho các đầu mối nhập khẩu xăng, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp trục lợi, gian lận

Chiều 5-9, Tổng cục Hải quan đã họp báo công bố danh tính các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu nợ thuế và gian lận thuế thông qua việc lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất.

“Đại gia” cũng nợ

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, chỉ có 2 trong tổng số 13 đầu mối nhập khẩu xăng dầu không nợ thuế (tính đến ngày 4-9), gồm Chi nhánh Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và Công ty Điện lực Hiệp Phước. Đứng đầu danh sách nợ thuế là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam  (Petrolimex) nợ 82,6 tỉ đồng thuế xăng dầu tạm nhập tái xuất và 49,3 tỉ đồng thuế xăng dầu nhập để kinh doanh. Đứng thứ hai là Tổng Công ty Xăng dầu Hàng không với mức nợ thuế tương ứng là 42,6 tỉ đồng và 46,9 tỉ đồng. Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội đứng thứ ba với mức nợ thuế 50 tỉ đồng và 487 triệu đồng.

img
Người dân than trời vì giá xăng tăng trong khi doanh nghiệp lại tha hồ gian lận (ảnh chỉ có tính minh họa) - Ảnh: XUÂN THẢO
 
Cũng theo Tổng cục Hải quan, do hình thức tạm nhập tái xuất xăng dầu bằng đường biển khó quản lý nên đã biến tướng thành hành vi buôn lậu. Ngày 28-7, Cục Điều tra Chống buôn lậu Tổng cục Hải quan đã bắt giữ 1.360 tấn xăng trị giá 40 tỉ đồng tạm nhập từ kho xăng Vũng Áng, tái xuất đi Trung Quốc nhưng lại chia nhỏ sang 3 tàu để tiêu thụ trên biển.
 
Ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết đơn vị đã phải lập chuyên án, cử trinh sát theo dõi 90 ngày mới bắt được quả tang tàu Giang Châu phá kẹp chì, vận hành không đúng quy định hàng hải (tắt các tín hiệu liên lạc). Vụ việc đã được chuyển giao cho Tổng cục Cảnh sát Điều tra tiếp tục xử lý. VKSND Tối cao đã phê chuẩn lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam 13 đối tượng và phát lệnh truy nã đặc biệt một đối tượng có liên quan.

Từ thực tế trên, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ chấm dứt cho phép tạm nhập tái xuất xăng dầu bằng đường biển. Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng có kế hoạch rà soát lại tất cả các lô hàng tạm nhập tái xuất từ năm 2009 đến tháng 6-2012 để phát hiện số lượng hàng tạm nhập không tái xuất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm với hình thức xử phạt hành chính, truy thu thuế, tịch thu, buộc tái xuất… và không loại trừ khả năng khởi tố hình sự.

“Ăn không” tiền thuế

Theo quy định hiện hành, hàng hóa tạm nhập tái xuất được miễn các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường. Riêng đối với thuế xuất – nhập khẩu, doanh nghiệp phải chịu thuế và sẽ được hoàn thuế khi tái xuất. Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa này có thể lên đến 195 ngày kể từ ngày tạm nhập. Bên cạnh đó, không có quy định cụ thể tạm nhập lô hàng nào phải xuất đúng lô hàng đó nên xăng dầu khi nhập về không để nguyên trạng, kẹp chì mà bơm vào bồn chứa.

Bộ Công Thương hằng năm chỉ giao hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu cho các đầu mối nhập khẩu xăng dầu mà không quy định sản lượng tiêu thụ nội địa dẫn đến tình trạng không phân biệt được đâu là xăng dầu tạm nhập tái xuất, đâu là xăng dầu tiêu thụ nội địa. Ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết lợi dụng chính sách này, các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu đã có các hành vi tranh thủ lúc thuế cao xin tiêu thụ nội địa để  bán đi kiếm lời từ mức chênh lệch thuế.

Hơn nữa, xăng dầu tạm nhập tái xuất không được đưa vào danh mục hàng tiêu dùng với quy định phải nộp thuế ngay nên các doanh nghiệp cũng có “cửa”  lợi dụng chính sách ân hạn thuế để bán hàng trước, nộp thuế sau. Vì vậy, sản lượng xăng dầu tạm nhập nhưng không tái xuất năm sau đều cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2009 có 365.600 tấn xăng dầu không được tái xuất thì năm 2010 tăng lên 495.900 tấn, năm 2011 tăng lên 580.000 tấn. Riêng 6 tháng đầu năm, con số này là 544.000 tấn và tính chung từ năm 2009 đến hết tháng 6-2012 đã có hơn 1,984 triệu tấn xăng dầu không được tái xuất, tương đương hơn 1.391 triệu USD. 

Khóa cửa biên giới 1 ngày

Tổng cục Hải quan cho biết hàng hóa quá thời hạn làm thủ tục hải quan tồn đọng tại cảng biển Việt Nam diễn ra phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ biến cảng biển thành nơi chứa hàng lậu, rác thải. Hàng tồn chủ yếu là hàng tạm nhập tái xuất, gồm thực phẩm đông lạnh, thiết bị máy tính đã qua sử dụng… Riêng tại cảng Hải Phòng hiện có 7.066 container chưa làm thủ tục hải quan. Khi khám xét 270 container đã phát hiện 195 container hàng cấm, hàng đông lạnh gồm nội tạng bò, gà… không được tái xuất theo đúng quy định. Giữa tháng 9, Tổng cục Hải quan sẽ thực hiện khóa cửa biên giới 1 ngày để truy lùng hàng tạm nhập không tái xuất.

Hiện nay, hàng trăm doanh nghiệp đang vào “tầm ngắm” của Tổng cục Hải quan vì giả mạo chữ ký, con dấu của hải quan để thông quan hàng hóa, bị phát hiện khi trưng cầu giám định mẫu chữ ký tại Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo