xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phải tôn trọng giáo viên

LƯU NHI DŨ

Hơn 1 triệu giáo viên đã bước vào mùa khai giảng với niềm tin về một năm học mới đầy hy vọng. Tuy nhiên, vẫn còn vướng víu đâu đó trên những khuôn mặt thầy cô giáo những nỗi buồn, khi mà hàng vạn giáo viên vẫn chưa nhận được phụ cấp thâm niên dù Nghị định 54/2011/NĐ-CP có hiệu lực hơn 1 năm qua.

Họ buồn không hẳn vì chưa nhận được số tiền xứng đáng được hưởng mà chủ yếu là vì không được đối xử tử tế. Vì sao một nghị định được áp dụng từ ngày 1-5-2011, hơn một năm trôi qua vẫn chưa thể thực hiện trên toàn quốc? Nhà nước, Chính phủ luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, cố gắng đầu tư cho giáo dục tốt nhất trong khả năng có thể. Nghị định 54/2011/NĐ-CP cũng nằm trong chiến lược đó, để nâng cao đời sống, vị thế của nhà giáo trong xã hội. Vậy mà nó bị một số địa phương thực hiện như trong một cơ chế xin - cho.

Khi Báo Người Lao Động đăng mẩu tin “Giáo viên nhiều tỉnh, thành chưa lãnh phụ cấp thâm niên”, tòa soạn nhận được những phản hồi rất buồn. Nhiều thầy cô giáo thắc mắc không hiểu vì sao chế độ phụ cấp thâm niên lại triển khai chậm đến vậy, trong khi vật giá leo thang từng ngày. Có giáo viên bức xúc quá nên đã hoài nghi tính hiệu lực của nghị định này.

Họ đã chờ đợi và đã không ít người mất lòng tin. Đó là điều rất đáng suy nghĩ. Còn nhớ năm nào, một vị lãnh đạo Bộ GD-ĐT lúc đó từng tuyên bố: Đến năm 2010, giáo viên có thể sống bằng lương. Tuyên bố đó làm cho cả cộng đồng nhà giáo vui mừng khôn xiết nhưng cũng có người hài hước bảo rằng vậy thì từ trước đến giờ, giáo viên sống bằng gì?

 Tuyên bố đó ấn tượng đến nỗi cuối năm 2010, trên diễn đàn Quốc hội, có đại biểu chất vấn lãnh đạo Bộ GD-ĐT rằng đến bây giờ, giáo viên đã sống được bằng lương chưa? Vị lãnh đạo đó trả lời rằng so với năm 2006, lương giáo viên đã tăng đến 2,1 lần. Sau đó, nhà giáo lão thành Văn Như Cương có một bài báo rất hay: “Cảm ơn Bộ GD-ĐT đã tăng lương cho giáo viên gấp… 2,1 lần!”. Bài báo đó lập tức được chuyền tay nhau, các thầy cô vừa đọc, vừa cười, vừa chảy nước mắt!

Trở lại việc triển khai Nghị định 54/2011/NĐ-CP, một nghị định đơn giản, dễ thực hiện; việc quản lý giáo viên cũng không khó, vậy tại sao phức tạp đến vậy? Bệnh hành chính - không thể nói khác! Tại sao bắt giáo viên phải làm hồ sơ, phải nộp quyết định tuyển biên chế? Đó là chưa kể những bất cập trong nghị định này khi không tính thời gian thâm niên những năm giáo viên dạy hợp đồng…

Đừng làm khổ giáo viên thêm nữa, phải đối xử tử tế với họ. Bởi, dù nhiều năm qua không thể sống nổi bằng lương nhưng họ đã không bỏ bục giảng.

Xin gửi đến bạn đọc thông tin này để chúng ta càng kính yêu các thầy cô giáo đã không rời bục giảng: Tại Pháp, giáo viên có thâm niên 15 năm hưởng lương trung bình 2.660 euro; ở Đức, Anh khoảng 3.000 - 3.400 euro. Với đồng lương đó, trình độ nền giáo dục của họ cũng tương ứng. Còn chúng ta, qua 3 lần cải cách giáo dục vẫn khủng hoảng, bởi nói như GS Hoàng Tụy: Dù cải cách thế nào nhưng chưa cải cách tiền lương cho giáo viên thì mọi cải cách đều thất bại!
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo