Đi qua hầu hết các ấp, tổ của 2 xã An Phú Tây và Bình Hưng, huyện Bình Chánh, khu vực nằm trong quy hoạch hay dự án của khu đô thị mới Nam TPHCM, chúng tôi nhận thấy đường sá xuống cấp, hạ tầng tạm bợ, thậm chí có nơi mang tiếng đường liên ấp nhưng cũng chỉ là con đường đất chông chênh chỉ đủ cho một xe máy chạy qua.
Hạ tầng bị bỏ mặc
phải sống trong căn nhà lá lợp tôn xập xệ
Theo nhiều hộ dân ở ấp 3, cứ đến mùa mưa, họ phải đắp đất thêm để bồi cao con đường vào nhà, nếu không sẽ té ngã khi đi qua. Lâu lâu, xã có đổ đá để dặm vá con đường dẫn vào ấp nhưng cũng không ăn thua gì.
Tương tự, ấp 4, xã Bình Hưng nằm trong dự án làng đại học nên hơn 10 năm nay, hạ tầng không được đầu tư, ngoài tuyến đường chính Phạm Hùng do TP xây dựng. Các con hẻm dẫn từ đường Phạm Hùng vào bên trong đều do người dân tự mở, làm hạ tầng nên không theo một quy chuẩn nào.
Bao giờ được “cởi trói”?
Ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND xã Bình Hưng, cho rằng dù khu vực ấp 4 nằm trong dự án xây dựng làng đại học nhưng trên thực tế đã hình thành một khu dân cư đông đúc. Vì vậy, chính quyền không thể làm ngơ với nhu cầu dân sinh. Trước mắt, xã Bình Hưng cùng đơn vị cấp nước lắp đặt đồng hồ tổng bên ngoài một số con hẻm để người dân trong các hẻm sâu có thể đấu nối ống dẫn nước vào sử dụng. Tuy nhiên, kinh phí kéo ống nước vào không nhỏ, nhiều hộ dân đành sử dụng nước giếng. “Đơn vị cấp nước sạch chỉ có thể hỗ trợ địa phương đến đó. họ cho rằng nếu bỏ kinh phí đầu tư hệ thống nước sạch cho người dân nằm trong khu vực dự án “treo” sẽ không hiệu quả” - ông Cần lý giải.
Ông Đoàn Nhật, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, cho biết qua kiến nghị của UBND huyện, Ban Quản lý khu Nam đã đồng ý để huyện chủ động tháo gỡ những vướng mắc cho người dân ở khu vực dự án “treo”, như giải quyết cấp số nhà, cho đăng ký kinh doanh, sửa chữa nhà (đối với những nơi chưa có giấy tờ nhà đất), xây dựng tạm (đối với khu vực có giấy tờ nhà đất). Ngoài ra, tùy từng khu vực, huyện phối hợp với các đơn vị đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở những nơi nằm trong dự án như làm hẻm, hệ thống cấp nước, thoát nước. Theo ông Nhật, trong vòng 2 năm tới, nếu TP không có kế hoạch triển khai dự án, huyện sẽ dành một khoản kinh phí để xây dựng, đầu tư hạ tầng, bảo đảm đời sống tối thiểu của người dân.
Đề xuất thu hồi 4 dự án “rùa”
Theo Phòng Quản lý Đô thị huyện Bình Chánh, trên địa bàn huyện có 37 dự án đã có quyết định thu hồi đất hoặc tạm giao đất của cấp thẩm quyền cho các chủ đầu tư nằm trong quy hoạch của khu Nam TP. Trong đó, với 9 dự án (hơn 200 ha) chưa thực hiện công tác bồi thường, triển khai dự án, huyện đã kiến nghị Ban Quản lý khu Nam xem xét và đề xuất TP thu hồi 4 dự án “treo”. Ngoài ra, còn 11 dự án có tiến độ bồi thường dưới 50%, kéo dài gần 10 năm qua, gây khó khăn cho cuộc sống người dân. |
Bình luận (0)