xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mưu sinh trên đất Lào

Bài và ảnh: KHA MIÊN

Người Việt là một trong những cộng đồng ngoại kiều đông nhất nước Lào, bên cạnh số lượng lớn tiểu thương là một bộ phận không nhỏ lao động làm thuê

Mưu sinh bằng vô số nghề, rất nhiều người Việt đã xây dựng được “thương hiệu” của mình tại thủ đô Vientiane nói riêng và nước Lào nói chung. Ở thủ đô Vientiane, tiểu thương người Việt có mặt ở tất cả những ngôi chợ nổi tiếng như Sáng, Đông Ba Lan, Tôn Hàng Khăm, Khủa Đin.

Làm giàu từ hai bàn tay trắng

Năm 1988, ông Hoàng Văn Diểu (SN 1957) từ biệt vợ con sang Lào. Không người thân, Thoong (tên tiếng Thái ông tự đặt) lăn lộn nơi đất khách bằng cách làm thuê đủ thứ nghề.
Nhờ cần cù, chịu khó, ông đã tích lũy được một số vốn để mở tiệm tại chợ Sáng ở thủ đô Vientiane. Với tay nghề khéo léo, “thương hiệu” Thoong ngày càng nổi tiếng, không ít lần ông được mời cắt tóc cho các vị lãnh đạo cấp cao bấy giờ của Chính phủ Lào.
Sau 4 năm làm thợ cắt tóc, ông Thoong chuyển sang làm nghề môi giới bất động sản. Năm 1992, ông đưa vợ con từ Việt Nam sang rồi mua 250 ha đất thuộc huyện Phôn Hông, thủ đô Vientiane để trồng rừng. Năm 2001, ông thành lập Công ty Phát triển Nông lâm tại huyện Phôn Hông và trồng thử 20.000 cây dó.
Một năm sau, Nhà nước Lào quyết định đầu tư cho ông Thoong mở rộng mô hình trồng rừng. Từ đây, ông có cơ hội xóa nghèo cho dân bản Noọng Bủa, “biến” họ từ chỗ chỉ biết phá rừng thành người trồng rừng. Với những đóng góp của mình, ông đã được Chính phủ Lào trao tặng nhiều bằng khen; huân, huy chương và hiện là Chủ tịch Tổng hội Việt Nam tại Lào.

Mang khát vọng đổi đời, biết dấn thân và chấp nhận thất bại, anh Nguyễn Xuân Hà (SN 1975, quê Hưng Yên) đã xây dựng nên thương hiệu Saikhong nổi tiếng trên đất Lào.

img
Anh Nguyễn Văn Chín hỏi thăm công nhân tại xưởng may của mình
Năm 1992, anh cùng gia đình đến Lào, làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Bốn năm sau, anh có đủ số vốn để mở tiệm bán cá cảnh - một loại hình kinh doanh khá mới mẻ lúc bấy giờ. Năm 1998, anh Hà lập Công ty Xuất nhập khẩu Saikhong nhưng non kinh nghiệm nên 3 năm sau đã mất sạch số vốn ban đầu và còn nợ thêm 3.000 USD.
Quyết tâm khởi nghiệp lại từ đầu, anh đã không ngừng học hỏi và chỉ trong vòng 3 năm, Công ty Saikhong đã khởi sắc trở lại. Hiện nay, thương hiệu Saikhong đã trở nên quen thuộc trên đất Lào trong 3 lĩnh vực: tài chính, bất động sản và phân phối.

Cũng với mục đích mưu sinh, năm 1991, anh Nguyễn Văn Chín (SN 1971, quê Đà Nẵng) đã sang Lào tìm kiếm cơ hội đổi đời. Sau 10 năm làm công nhân xưởng may mui nệm, anh quyết định ra riêng. Mỗi ngày, anh Chín rảo khắp các khu phố, “săm soi” nhà ai có salon rách nát thì ngỏ lời xin làm lại. Với bản tính cần mẫn, đến nay, thương hiệu salon Phonxay đã được nhiều người biết đến và ưa dùng.

Nhọc nhằn làm thuê

Bên cạnh số lượng lớn tiểu thương trên đất Lào, một bộ phận không nhỏ là lực lượng lao động làm thuê.

13 tuổi, Chu Quang Phúc (SN 1991, quê Nghệ An) đã phiêu dạt theo các công trình từ Bắc vào Nam rồi được một người bạn rủ sang Lào làm phụ hồ.
Thời điểm gặp chúng tôi, Phúc chỉ mới sang Lào được 6 ngày, vừa kết thúc công trình và chưa nhận được đồng tiền công nào. “Công trình kết thúc, tụi em không được ăn cơm miễn phí nữa. Mấy hôm nay, tụi em lang thang mỗi người một nơi, cầm cự đến đâu hay đến đó...” - Phúc tâm sự.

Cũng nhọc nhằn mưu sinh nơi đất khách, đa số các cô gái trẻ từ những miền quê nghèo ở các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Nam Định… đã chọn nghề giúp việc nhà ở Lào để dành dụm tiền gửi về cho gia đình.

Tiêu biểu nhất là Liên (SN 1992, quê Thừa Thiên - Huế), giữ trẻ tại một gia đình người Việt để có tiền chữa bệnh cho cha. Vay mượn tiền trước của chủ gửi về nhưng cha vẫn không qua khỏi, Liên phải ở lại làm để trả nợ và nuôi mẹ già nay ốm, mai đau. Nguyệt (SN 1994), em gái của Liên, cũng đã sang Lào làm việc để phụ chị trả nợ.

Như đang ở quê nhà

Theo ông Hoàng Văn Diểu, hiện có hơn 30.000 Việt kiều cũ (nhiều thế hệ sinh sống tại Lào) và khoảng 70.000 Việt kiều mới sang làm ăn trên 11 tỉnh, thành của Lào như: Vientiane, Luong Prabang, Savannakhet, Attapeu, Champasack... Trong đó, Ban Naxay là nơi tập trung số lượng người Việt nhiều nhất. Trên con đường dài 2 km, nhan nhản quán ăn, cà phê, nhà hàng, siêu thị… của người Việt.

Kỳ tới: Tình người nơi đất khách

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo