xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tình người nơi đất khách

Bài và ảnh: KHA MIÊN

Cùng tha phương mưu sinh, người Việt trên đất Lào sống với nhau rất chân tình, nồng ấm, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn…

Tọa lạc ngay trung tâm thủ đô Vientiane, chùa Phật Tích không chỉ là nơi kiều bào tập trung để vọng tưởng cố hương mà còn là nơi vun bồi tình người ấm áp. Không chỉ thường xuyên tổ chức các bữa cơm chay miễn phí cho bà con nghèo, nhà chùa còn tìm đến những mảnh đất khó khăn, những nơi gặp thiên tai  để giúp đỡ.

Ngôi chùa từ thiện
Đại đức Thích Minh Quang, trụ trì chùa Phật Tích, chia sẻ: “Bà con người Việt ở đây sống với nhau rất chân tình. Mỗi khi nghe ở đâu có thiên tai, hoạn nạn là chung tay của ít, lòng nhiều quyên góp, ủng hộ. Không phân biệt là người Việt hay người bản xứ, bà con đều tận tình giúp đỡ”.
 
img
Công nhân ăn cơm miễn phí tại chùa Phật Tích
Tại thời điểm tôi có mặt tại Vientiane, nhà chùa đang mở gian hàng ẩm thực chay miễn phí vào mỗi buổi trưa và chiều cho đến cuối tháng 7 âm lịch. Trong những bữa ăn ấy, phần nhiều là những công nhân, phụ hồ, phụ mộc… “Em mới qua Lào được 13 ngày, vừa kết thúc công trình nhưng chưa nhận được tiền công.
Tiền mang theo đã tiêu hết, phải nhịn đói 2 ngày nay. Sáng nay, trong lúc lang thang kiếm việc, mấy anh công nhân đã dẫn em đến đây ăn cơm miễn phí. Mừng lắm, chị ơi!...” -  Lâm, quê Hà Tĩnh, nói.
Cũng trong những ngày ở chùa, tôi tình cờ được chứng kiến sự cao đẹp của tình đồng hương trên đất khách. Hôm ấy, chùa tập trung khá đông bà con kiều bào đến ăn cơm chay và làm công quả. Bỗng mọi người nháo nhào gọi nhau chạy đến bên một thanh niên Việt Nam với bàn tay đầy máu. Hỏi ra mới biết anh tên Phan Văn Khuê (SN 1989, quê Nghệ An), đang làm phụ hồ cho một công trình nhà ở thì bị tôn cứa đứt tay.
img
Sơ cứu em Phan Văn Khuê bị tôn cứa đứt tay trong khi làm phụ hồ
Không có nhà thầu ở đó, anh em phụ hồ làm cùng đắp đỡ ít lá thuốc rồi đưa Khuê đến đây. Hoảng hốt, lo lắng như chính người thân của mình bị thương, anh Lê Văn Đức (SN 1972, quê Hà Tĩnh) chạy vội lên tủ thuốc nhà chùa lấy đồ sơ cứu đưa cho mọi người. Chừng chưa yên tâm, anh dặn dò kỹ lưỡng rồi lấy xe đến tiệm thuốc tây mua thuốc. Trong lúc đó, bà con kiều bào vừa sơ cứu vết thương vừa thăm hỏi tình hình của Khuê.

Một lát sau, hai ngón tay sưng phồng của Khuê đã được khử trùng tạm thời. Lúc này, anh Đức cũng vừa về tới, đưa túi thuốc rồi khoe: “Nghe phụ hồ người Việt bị nạn, người bán không lấy tiền”.

Người phụ nữ chuyên đỡ đẻ và cho máu

Tôi tình cờ gặp được chị Nguyễn Thị Tuyết Bê (quê Đà Nẵng) trong những ngày trên đất Lào. Đang ngồi ăn trưa, điện thoại của chị đổ chuông, đầu dây bên kia cho biết một cô gái người Lào mắc căn bệnh thiếu máu vừa nhập viện. Chị kể: “Tôi quen cô bé ấy trong những lần mua trái cây. Lâu dần, khi đã trở thành khách hàng quen thuộc, tôi phát hiện cô bé mắc chứng thiếu máu kinh niên, mỗi tháng phải nhập viện truyền máu một lần.
Gia đình đông anh em, lại vô cùng khó khăn, cô bé phải gắng gượng chịu đựng cho đến lúc chịu không nổi mới nhập viện. Thương quá, tôi cho cô bé số điện thoại, mỗi lần nhập viện thì gọi, tôi sẽ hỗ trợ tiền máu và viện phí”. Nói đoạn, chị cười vui vẻ: “Tôi mua máu nhiều quá đến nỗi khi đến ngân hàng máu, các bác sĩ đều cười hỏi “người cho máu hôm nay cần bao nhiêu?”.
 
img
Chị Nguyễn Thị Tuyết Bê, người chuyên cho máu và đỡ đẻ

Không những thế, chị còn có “duyên” với những bà bầu sinh con giữa chợ. Gần 20 năm ở đất Lào, chị đã đỡ đẻ cho hàng chục phụ nữ. Chị Nguyễn Thị Như Nguyệt (quê Đà Nẵng) chia sẻ: “Người Việt qua đây làm ăn nhiều nhưng cũng lắm cơ cực. Được cái tình cảm dân mình chan chứa, hễ ai gặp hoạn nạn, khó khăn, mọi người đều chung tay giúp đỡ!”.

Ấm lòng người nằm lại

Trên hành trình từ Đà Nẵng đến thủ đô Vientiane, nhiều người ngạc nhiên khi thấy đoàn xe dừng lại trước một am nhỏ ven quốc lộ để hành khách thắp hương. Tìm hiểu, tôi được biết am thờ 3 công nhân người Việt không may bị tai nạn qua đời. Đó là các anh Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Thanh Tâm và Hoàng Văn Giáo.
img
Gia đình khó khăn, các anh để vợ con ở quê nhà sang Lào với khát vọng sẽ được nhìn con khôn lớn trong đầy đủ, ấm êm. Nhưng rồi giấc mơ của các anh đã vĩnh viễn bị vùi lấp trong một vụ tai nạn nghề nghiệp.

Ngày các anh mất, bà con Việt kiều đã gom góp để lo áo quan, thuê xe đưa các anh về quê. Sợ linh hồn các anh vương vất nơi đất người, bà con chung tay dựng một am nhỏ gần nơi các anh gặp nạn. Mỗi chuyến xe đi về, mọi người đều bớt chút thời gian trong lộ trình để hương khói cho linh hồn các anh thêm ấm áp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo