Ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, khẳng định cần phải xem xét và thay đổi cấu trúc của hệ thống GD-ĐT Việt Nam. Ông Tùng cho rằng sau nhiều thay đổi, giáo dục Việt Nam đang có cấu trúc chắp vá “1 tiểu - 4 trung - 2 cao - 1 đại”, ở đây có thể hiểu là 1 hệ tiểu học; 4 hệ trung là THCS, THPT, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề; 2 hệ cao là CĐ nghề, CĐ chuyên nghiệp và 1 hệ ĐH.
Học phổ thông trong 9 năm?
Với cấu trúc này, theo ông Tùng, hệ thống trường học sẽ quy hoạch lại để chỉ còn trường tiểu học, trường trung học (gộp giữa 2 bậc THCS và THPT), trường CĐ và trường ĐH. Chương trình học phổ thông được thiết kế lại thành hệ 9 năm, học sinh có bằng phổ thông khi 15 tuổi.
Phương án 9+2
PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội, khẳng định cấu trúc lại giáo dục phổ thông là rất cần thiết. Tuy nhiên, ông cho rằng nếu học phổ thông chỉ có 9 năm theo như ý kiến của ông Lê Trường Tùng thì không ổn, bởi 15 tuổi hết phổ thông, nếu đi lao động là phạm luật, cũng không phù hợp tâm, sinh lý các em. PGS Văn Như Cương đưa ra 2 phương án: Một là, học 11 năm hết bậc phổ thông, sau đó ra trường. Những học sinh có chất lượng cao, khoảng 20% - 30% học tiếp năm thứ 12 chia theo các khối ngành (khoảng 4-5 môn học), xem như dự bị ĐH, sau đó thi vào các trường ĐH. Còn lại hầu hết có thể đi học trung cấp, CĐ dạy nghề sau khi học hết lớp 11. Hai là, sau lớp 9, học sinh học lớp 10, 11 nhưng học chuyên ban luôn, mỗi ban học 4 môn. Hiện nay, học sinh THPT học đến 12 môn khiến học sinh không tập trung được, trong khi kiến thức lại bị loãng.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng đưa ra phương án “9 + 2”. Theo ông, chương trình phổ cập là 9 năm, sau đó học sinh tự chọn học các môn phù hợp với tương lai trong vòng 2 năm tiếp theo. Theo ông, đây là 2 năm để định hướng đối với học sinh và thực tế nhiều nước trên thế giới cũng đã đi theo hướng này.
Quy trình ngược
Tuy nhiên, dưới góc độ cơ quan nghiên cứu của Bộ GD-ĐT, GS Nguyễn Lộc, Viện phó Viện Khoa học Giáo dục, lại cho rằng giáo dục hiện đang quá tải, nếu chương trình 12 năm rút xuống 10 năm thì sẽ quá tải thế nào? Ông Lộc cho rằng đổi từ 12 năm
Trên thế giới chỉ có khoảng 6 nước chọn hệ thống giáo dục phổ thông 10 năm, trong khi gần 120 nước dùng hệ 12 năm.
GS Nguyễn Lộc |
xuống 10 năm thì phải đổi toàn bộ chương trình sách giáo khoa (SGK), đào tạo lại giáo viên. Thêm vào đó, lượng giờ học trong trường phổ thông của học sinh Việt Nam hiện nay là thấp vào loại nhất thế giới. Hiện giờ học của Việt Nam chỉ ở mức gần 8.000 giờ trong khi thế giới 9.000 - 12.000 giờ, nếu từ 12 lớp xuống 10 lớp số giờ sẽ còn giảm đi nhiều nữa.
Bình luận (0)