xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ điều tra việc rửa tiền trong ngân hàng: Điều tra các “ông lớn” châu Âu

NGUYỄN CAO

Không chỉ nhắm vào ngân hàng trong nước, Mỹ cũng điều tra các giao dịch đáng ngờ của những chi nhánh ngân hàng lớn châu Âu tại Mỹ

JP Morgan và sắp tới có thể là Bank of America, các nhà giám sát tài chính ngân hàng Mỹ đã tấn công các ngân hàng lớn châu Âu mà nổi đình nổi đám nhất là Standard Chartered Bank (SCB) và Ngân hàng Toàn cầu HSBC, cả hai đều ở Anh.

Ngậm bồ hòn làm ngọt

Theo cáo buộc của Mỹ, các chi nhánh của 2 ngân hàng nói trên tại Mỹ đã giao dịch trái phép với các nước bị Mỹ cấm vận kinh tế, đặc biệt là với Iran, vi phạm nghiêm trọng Luật Bí mật ngân hàng Mỹ trong đó có điều khoản buộc ngân hàng chống rửa tiền.

Vấn đề mà phía Mỹ đặt ra là nếu không xử lý vụ việc theo yêu cầu của Mỹ thì các ngân hàng này sẽ bị rút giấy phép hoạt động ở Mỹ, cụ thể là ở Wall Street, thành phố New York, "thánh địa kinh tế" của nước Mỹ. Viễn cảnh bị loại khỏi Wall Street là một điều khủng khiếp đối với các ngân hàng có tiếng tăm thế giới.

Điều đáng nói là trước đó, nhiều cơ quan Mỹ như FED (Ngân hàng Trung ương), FBI (Cảnh sát Liên bang), Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã điều tra SBC nhưng chưa kịp đưa ra kết luận chính thức thì đã có người phát pháo tấn công trực diện khiến Bộ Tài chính và FED bực mình, theo hãng tin Reuters.

Người đó là Benjamin Lawsky, Tổng giám sát Sở Dịch vụ Tài chính thành phố New York (DFS), một chức vụ mới được đặt ra hồi tháng 5 năm ngoái. Vị luật sư 42 tuổi này ngày 6-8 vừa qua đã tố cáo bằng văn bản SCB sử dụng chi nhánh của mình ở New York để thực hiện 60.000 giao dịch với ngân hàng và công ty Iran với tổng giá trị 250 tỉ USD từ năm 2001 đến 2010. Hoạt động này được thực hiện một cách lén lút "làm tổn thương hệ thống tài chính Mỹ, có lợi cho bọn khủng bố và các chế độ tham nhũng".
 
img
Benjamin Lawsky. Ảnh: REUTERS
 
Sử dụng ngôn từ đao to búa lớn, văn bản hài tội ngân hàng Anh có tuổi thọ 150 năm là "định chế tài chính lừa đảo" và "sử dụng chi nhánh New York như một tấm bình phong để giao dịch với Iran, giúp nước này duy trì sự đe dọa hòa bình và ổn định thế giới". Nói KỲcách khác, đe dọa an ninh nước Mỹ.
Ông Lawsky, dựa theo điều tra của FBI, cáo buộc SCB che giấu hoạt động phi pháp của mình dưới mật danh “dự án Gazelle” và phát hành sách hướng dẫn nhân viên cách che giấu số lượng giao dịch. Động cơ của SCB, theo ông Lawsky, là để hưởng phí giao dịch không nhỏ. Ngoài tội giao dịch với Iran, SCB còn bị cáo buộc giao dịch với những nước từng bị Mỹ cấm vận kinh tế như Myanmar, Libya và Sudan.
 
img
Standard Chartered Bank ở New York Ảnh: AP

Cáo buộc của ông Lawsky gây thiệt hại nặng nề cho SCB. Chỉ một đêm, ngân hàng này thiệt mất Âu16 tỉ USD giá trị cổ phiếu. Các nhà lãnh đạo SCB thoạt đầu cho rằng số tiền giao dịch mà Mỹ cho là trái phép rất nhỏ, chưa đến 14 triệu USD. Tuy nhiên, 8 ngày sau, ông Lawsky tuyên bố DFS và SCB đã đạt được thỏa thuận, theo đó, SCB được phép tiếp tục hoạt động ở Mỹ nhưng SCB phải nộp phạt 340 triệu USD cho DFS.
 
SCB cũng cam kết bố trí “nhân sự thường trực kiểm tra các giao dịch nhằm phòng ngừa rửa tiền ở nước ngoài. Những người này có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp với DFS”. Tuy nhiên, SCB tuyệt nhiên không thừa nhận mình có lỗi, họ nói 99,9% các giao dịch là phù hợp với chuẩn mực.
 
Đằng sau vụ lùm xùm này là gì?, nhất là sau đó Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố vẫn tiếp tục cuộc điều tra? Theo nhà báo Danny Schlechter của hãng tin Global Research, đây có thể là một vụ “ân oán giang hồ” bởi cách đây 6 năm, SCB từng có xích mích với các nhà giám sát tài chính New York. Lúc đó, một giám đốc điều hành SCB tuyên bố: “Người Mỹ các ông là đồ chết tiệt. Các ông là ai mà dám bảo chúng tôi và thế giới còn lại không được giao dịch với Iran?”.

Phạt 1 tỉ USD?

Trường hợp của Ngân hàng HSBC liên quan đến cuộc điều ông Lawsky nhiều. Liên quan đến đồng tiền ma túy, HSBC chỉ bị cho là “lơ đễnh, dễ dãi” dẫn đến việc bị bọn buôn lậu ma túy lợi dụng mở 2.500 tài khoản ở 2 chi nhánh Mexico và ở thành phố Miami (Mỹ) với mục đích rửa tiền mặc dù đã được cơ quan giám sát Mỹ cảnh báo nhiều lần. HSBC đã nhìn nhận sai sót của mình và xin lỗi SPSI . David Bagley, người chịu trách nhiệm về vụ này, đã xin từ chức.

Theo hãng tin Bloomberg, HSBC đang thương lượng với Mỹ về khoản tiền phạt mà theo một nguồn tin thông thạo có thể lên đến 1 tỉ USD. Nếu đúng như vậy thì đây là một kỷ lục mới, sau khi Tập đoàn Ngân hàng ING của Hà Lan nộp phạt 619 triệu USD hồi tháng 6-2012.

Kỳ tới: Đường đi của đô la, ma túy


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo