xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Luật “chỏi” luật

PHẠM DƯƠNG

Việc ban hành các văn bản pháp quy không tương thích, vênh nhau vốn không phải là chuyện hiếm ở nước ta song vênh tới mức “chỏi” nhau như Luật Quảng cáo và Luật An toàn thực phẩm là khá hy hữu. „„

Nhằm chuẩn bị cho Luật Quảng cáo có hiệu lực từ ngày 1-1-2013, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang chủ trì soạn thảo nghị định hướng dẫn thực hiện. Luật này được cho là sẽ khá thoáng với những lĩnh vực vốn cần chặt chẽ như an toàn thực phẩm. Theo Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 1-7-2011, khi quảng cáo với các hàng hóa và dịch vụ đặc biệt như khám chữa bệnh, thực phẩm chức năng, y học cổ truyền..., phải được cơ quan quản lý Nhà nước thẩm định, cấp giấy tiếp nhận đăng ký quảng cáo và đóng dấu vào nội dung quảng cáo trước khi phát hành, phát sóng để tránh thổi phồng, quảng cáo quá mức. Trong khi đó, theo Luật Quảng cáo sắp có hiệu lực, doanh nghiệp chỉ cần thông báo nội dung quảng cáo mà không cần cơ quan chức năng thẩm định.

Bên cạnh đó, 2 luật còn “chỏi” nhau về một số quy định khác như Luật Quảng cáo quy định hồ sơ đăng ký nội dung quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước cần giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm và giấy chứng nhận tiêu chuẩn. Tuy nhiên, cả 2 loại giấy này đã bị bãi bỏ và thay bằng giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc giấy chứng nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm.

Để hóa giải những điều còn “chỏi” nhau này, đòi hỏi 2 bộ phải ngồi lại nhằm tìm ra tiếng nói chung. Thế nhưng, nhìn vào quan điểm và phản ứng hiện tại của 2 bên, có thể thấy rằng để đạt được đồng thuận giữa 2 cơ quan này chẳng phải dễ. Bởi trong khi Bộ Y tế cho rằng quy định của Luật Quảng cáo có thể dẫn tới chuyện quảng cáo “nổ vang trời” về hàng hóa và dịch vụ đặc biệt như khám, chữa bệnh, thực phẩm chức năng, y học cổ truyền… thì Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch lại khẳng định Bộ Y tế đang “xía vô” lĩnh vực mình quản lý.

Lời qua tiếng lại giữa 2 cơ quan quản lý khiến người tiêu dùng không khỏi lo ngại. Càng lo ngại hơn khi điều này làm liên tưởng tới câu chuyện “1  mâm cơm, 5 bộ quản”. Chính vì chồng chéo, trách nhiệm không rõ ràng, đùn đẩy song lợi ích lại cố vơ về nên càng làm trầm trọng thêm vấn đề an toàn thực phẩm ở nước ta.

Vết xe đổ của việc quản lý an toàn thực phẩm có nguy cơ lặp lại qua việc triển khai thực hiện Luật Quảng cáo và Luật An toàn thực phẩm. Luật mà cứ “chỏi” nhau như vậy thì người dân chỉ có lãnh đủ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo