xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khủng hoảng đại học

LƯU NHI DŨ

Vị trí của đại học (ĐH) Việt Nam đang ở đâu? Câu hỏi này đặt ra trong lúc các trường ĐH chuẩn bị vào năm học mới, rất thời sự để các trường nhìn lại mình và cũng rất thời sự với chính các tân sinh viên để họ biết rằng mình đang vào học một trường ĐH như thế nào.

Một thông tin để chúng ta tham khảo, đó là kết quả xếp hạng các ĐH ở châu Á năm 2012 vừa được Công ty Đánh giá ĐH - QS World University Rankings (QS) công bố. Theo đó, trong 200 ĐH hàng đầu của châu Á năm 2012, không có một trường nào của Việt Nam. Trong tốp 200 đó, Nhật Bản có nhiều ĐH nhất: 56, tiếp theo là Trung Quốc: 48, Hàn Quốc: 31, Đài Loan: 20, Ấn Độ: 11, Thái Lan: 9, Malaysia: 8, Indonesia: 6, Philippines: 4. Nếu tìm thêm nữa, trong tốp 300, có ĐH Quốc gia Hà Nội, chỉ xếp gần ngang hàng với các ĐH tỉnh lẻ của Thái Lan như Walailak University hay University of Brawijaya, Diponegora của Indonesia.

Dĩ nhiên, trong việc xếp hạng ĐH, mỗi tổ chức có phương pháp luận khác nhau. Riêng QS dựa vào các thang điểm sau: Về danh tiếng ĐH, việc làm cho sinh viên ở các doanh nghiệp lớn, sĩ số sinh viên/giảng viên, giảng dạy quốc tế, số lượng sinh viên quốc tế, tài liệu nghiên cứu được ghi trong tài liệu tham khảo. Thông thường, mỗi nhóm có phương pháp luận xếp hạng khác nhau và cũng rất khó đánh giá, đôi khi lẫn lộn tính thương mại trong việc xếp hạng vì giáo dục ĐH tuy không phải là thị trường nhưng trên thực tế nó lại là một thị trường dịch vụ, vì vậy bảng xếp hạng nêu trên cũng chỉ có tính tương đối.

Trong xếp hạng các ĐH, hai tiêu chí nghiên cứu khoa học và đào tạo là quan trọng nhất và phải có tiêu chí Humboldt - mô hình đề cao tự do học thuật. Cho dù có đưa các tiêu chí này vào thang điểm xếp hạng, các ĐH Việt Nam cũng khó chen chân. Đó là một thực tế để các nhà quản lý ĐH Việt Nam nhìn thẳng vào sự thật.

Việc xếp hạng ĐH là cần thiết để khuyến khích các ĐH vươn lên và cũng để sinh viên, phụ huynh chọn trường cho con em mình. Ngay cả Bộ GD-ĐT cũng đã có dự định xếp hạng các ĐH Việt Nam nhưng vẫn chưa làm được, có lẽ vì lý do chưa tìm ra phương pháp luận phù hợp hoặc chưa thể giao cho một tổ chức độc lập nào đó thực hiện, chứ bộ này không thể “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Dù sao đi nữa, nhìn vào bảng xếp hạng do QS công bố cũng thấy rõ thứ hạng, vị trí của ĐH Việt Nam trên bản đồ ĐH châu Á. Đó là chưa nói ở cấp độ thế giới, chắc chắn ĐH Việt Nam không thể bén mảng đến. Trong khi đó, hiện diện ở tốp 30 thế giới có ĐH Hồng Kông, ĐH Quốc gia Singapore, ĐH Tokyo!

ĐH Việt Nam đang khủng hoảng sâu sắc: số lượng tăng chóng mặt trong những năm qua nhưng chất lượng lại đi xuống, không thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Khủng hoảng này chưa thể chấm dứt nếu không có một cuộc cải cách toàn diện và triệt để.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo