Bên cạnh đó, lại có những trường hợp cũng bị nhiễm liên cầu khuẩn heo mặc dù không hề ăn tiết canh heo hay tiếp xúc với tiết heo, thịt heo. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân này lại thừa nhận trước đó họ có ăn tiết canh vịt nhưng thực chất đó là tiết canh được chế biến từ tiết heo.
TTXVN dẫn lời của bác sĩ Nguyễn Hoan Phú, Phó Khoa Nhiễm Việt - Anh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết: “Tiết canh vịt dù có độc hại đi nữa cũng không thể nào khiến người bệnh bị nhiễm liên cầu khuẩn heo được.
Mỗi một con vịt chỉ cho một lượng tiết nhỏ. Trong khi đó, tại TPHCM có rất nhiều hàng quán bán tiết canh vịt, nhu cầu khách hàng cần bao nhiêu quán cũng đáp ứng được nên người bán dùng tiết heo để ở ngăn đá, sau đó “chế biến” thành tiết canh vịt, do vậy mới khiến bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn heo”.
Bình luận (0)